Phú Yên có sai phạm trong việc đấu giá quyền sử dụng đất

Tại dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới Nam TP Tuy Hòa (Phú Yên) việc đấu giá quyền sử dụng đất đã không hướng đến nhu cầu của đại bộ phận nhân dân, mà chỉ tập trung vào một số người.
Phú Yên có sai phạm trong việc đấu giá quyền sử dụng đất

Kiểm toán Nhà nước vừa tiến hành kiểm toán đánh giá hiệu quả của các chính sách ưu đãi đầu tư tại khu kinh tế Nam Phú Yên. Qua đó kết luận tỉnh Phú Yên đã có những sai phạm trong việc đấu giá quyền sử dụng đất (QSDĐ) tại dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới Nam TP Tuy Hòa (gọi tắt là dự án Nam Tuy Hòa).

Cuối năm 2016, khi dự án Nam Tuy Hòa chưa xây dựng hạ tầng, UBND tỉnh đã quyết định bán đấu giá QSDĐ toàn bộ số lô đất trên. Việc đấu giá này được hội đồng đấu giá “đặc biệt”, do ông Nguyễn Chí Hiến (Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh) làm chủ tịch, tổ chức.

Phương thức đấu giá QSDĐ cho thấy việc đấu giá đã không hướng đến nhu cầu của đại bộ phận nhân dân mà chỉ tập trung vào một nhóm đối tượng.

Cụ thể, trong đợt 1, UBND tỉnh tổ chức đấu giá bán sỉ theo từng khu của dự án, không đấu giá từng lô riêng lẻ. Chính vì thế, bà Ngô Thị Điều (54 tuổi, ngụ 170 Lê Hồng Phong, phường Lê Lợi, TP Quy Nhơn, Bình Định) đã mua toàn bộ 262 lô nhà ở liên kế của khu số 1 với giá 162,4 tỷ đồng, cao hơn giá khởi điểm chỉ 1,6 tỷ đồng.

Được biết, dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới Nam TP Tuy Hòa được xây dựng với mục tiêu là tạo đất ở cho người dân. Thế nhưng tỉnh Phú Yên lại không tổ chức đấu giá riêng lẻ từng lô để đông đảo người dân có nhu cầu có thể tham gia. Như vậy là không phù hợp với mục đích và tiêu chí ban đầu của dự án.

Kết quả kiểm tra của cơ quan chức năng cho thấy cả ba cá nhân, tổ chức này đều không đủ điều kiện để tham gia đấu giá số lô đất trên theo quy định của Luật Đầu tư và Luật Nhà ở.

Theo hồ sơ, ngày 15-12-2016, UBND tỉnh Phú Yên phê duyệt phương án đấu giá, trong đó có quy định đơn vị tham gia phải là doanh nghiệp, có năng lực tài chính theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Nhà ở. Nếu theo phương án này, ba ứng viên đều không đủ điều kiện theo quy định.

Tuy nhiên, đến ngày 18-4-2017, tỉnh ra quyết định sửa đổi phương án đấu giá, bãi bỏ quy định điều kiện, năng lực tài chính của người tham gia đấu giá. Ngoài ra, phương án đấu giá QSDĐ không nêu thời gian xây dựng các công trình, thời gian hoàn thành để đưa công trình vào khai thác, sử dụng theo quy định của Luật Đất đai năm 2013.

Đặc biệt, cuối tháng 4-2017, UBND tỉnh còn có quyết định hỗ trợ người trúng đấu giá 5% trên tổng giá trị mỗi khu đất đưa ra đấu giá. Kiểm toán Nhà nước cũng chỉ rõ việc UBND tỉnh Phú Yên đã bỏ qua quy định về tài chính và hỗ trợ 5% trên tổng giá trị mỗi khu đất là tạo điều kiện cho nhà đầu tư mua toàn bộ khu đất sau đó bán lẻ lại từng lô.

Đến ngày 6-6-2017, tỉnh Phú Yên công nhận kết quả đấu giá QSDĐ liền kề với người trúng đấu giá là bà Ngô Thị Điều, đồng thời có quyết định dùng ngân sách hỗ trợ bà Điều hơn 8 tỷ đồng. Do đó bà Điều chỉ còn nộp 154,4 tỷ đồng, bình quân chỉ hơn 580 triệu đồng/lô đất.

Cơ quan chức năng nhận định: Phương án đấu giá, điều kiện đấu giá và việc hỗ trợ người trúng đấu giá là vi phạm Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, không có quy định của pháp luật, không có căn cứ...

>>Trả lời chất vấn về giải ngân vốn nâng cấp tuyến đường bộ nối hai tỉnh Phú Yên và Gia Lai

Có thể bạn quan tâm

Trung tâm thương mại hút khách thuê

Trung tâm thương mại hút khách thuê

Giá thuê trung bình tăng tới 16,2% tại Hà Nội và 15,4% tại TP.HCM, khẳng định sức hút ngày càng lớn của trung tâm thương mại đối với các nhà đầu tư và thương hiệu…