Quốc Cường Gia Lai muốn đổi tên sau 3 thập kỷ, hướng tới lợi nhuận gấp 4 lần

Quốc Cường Gia Lai đặt mục tiêu mang về 2.000 tỷ đồng doanh thu và 300 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong năm 2025. Nếu thành công, đây là mốc doanh thu cao nhất từ trước đến nay, còn lãi trước thuế chỉ thấp hơn hai năm 2010 và 2017...

Quốc Cường Gia Lai muốn đổi tên sau 3 thập kỷ, hướng tới lợi nhuận gấp 4 lần

Chiều ngày 17/5/2025, Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai (QCGL, mã chứng khoán: QCG) đã tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025.

Tại đại hội, ban lãnh đạo doanh nghiệp đã trình cổ đông kế hoạch kinh doanh năm 2025 với doanh thu 2.000 tỷ đồng, tăng 2,7 lần so với thực hiện năm 2024 và lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 300 tỷ đồng, tăng 4 lần. Đây là mốc doanh thu cao nhất từ trước đến nay, còn lãi trước thuế chỉ thấp hơn hai năm 2010 và 2017.

Theo ông Nguyễn Quốc Cường, Tổng giám đốc QCG: “Chúng tôi dự kiến cơ cấu của kế hoạch doanh thu 2.000 tỷ đồng năm nay từ 3 nguồn thu chính: 900 tỷ đồng đến từ việc xử lý và thoái vốn các dự án thủy điện; 700 tỷ đồng đến từ giai đoạn 1 dự án Marina Đà Nẵng, với 37 căn nhà phố đang xây dựng, đã có phép bán hàng; 400 tỷ đồng còn lại đến từ việc xử lý hàng tồn kho các sản phẩm chung cư”.

Đáng chú ý, QCG năm nay có trình cổ đông kế hoạch đổi tên công ty. Ban lãnh đạo cho biết, tên Quốc Cường Gia Lai đã có 30 năm trên thương trường, tuy nhiên trong bối cảnh các tỉnh thành sáp nhập, việc đổi tên nhằm thuận lợi cho quá trình kết nối với đối tác và mở rộng thị trường. Hội đồng quản trị được ủy quyền quyết định tên mới và thời điểm đăng ký kinh doanh, nhưng không muộn hơn 12 tháng kể từ khi được thông qua.

“Sau 30 năm hoạt động, chúng tôi đang cân nhắc việc đổi tên công ty. Khi thành lập, công ty mang một hình hài, hoài bão và ước mơ nhất định. Đến nay, khi đất nước bước vào kỷ nguyên mới với nhiều cơ hội hợp tác trong và ngoài nước, chúng tôi mong muốn đổi thành một cái tên ngắn gọn hơn, xúc tích hơn, dễ dàng lan tỏa hơn đến các đối tác trong và ngoài nước. Cái tên "Quốc Cường Gia Lai" đối với đối tác nước ngoài không phải dễ nhớ và dễ đọc, nên việc thay đổi là cần thiết trong bối cảnh hội nhập mới”, ông Nguyễn Quốc Cường chia sẻ.

Trả lời thắc mắc của cổ đồng về khả năng huy động vốn của doanh nghiệp, lãnh đạo QCG cho hay, công ty không phải không vay được mà do chủ động không vay, đặc biệt trong bối cảnh thị trường nhiều biến động và pháp lý chưa rõ ràng ở các dự án lớn.

Trong giai đoạn 2016–2017, công ty đã từng có một thương vụ rất lớn với Sunny Island liên quan đến dự án Phước Kiển, với số tiền chuyển nhượng tạm ứng lên tới 2.882 tỷ đồng.

“Tuy nhiên, sau một số lần thanh toán ban đầu, đối tác đã không tiếp tục thực hiện nghĩa vụ tài chính, và thương vụ này trở thành một trở ngại lớn kéo dài nhiều năm. Chính trải nghiệm đó khiến ban lãnh đạo, đặc biệt là bà Nguyễn Thị Như Loan – người sáng lập công ty – càng thận trọng hơn.

Quan điểm điều hành của bà Loan luôn là “làm chắc, làm bền, không để công ty rơi vào rủi ro thanh khoản hay áp lực tài chính”. Và phải nói thật rằng, dù bị hạn chế nhiều mặt, nhưng chính sự thận trọng đó đã giúp QCG giữ được thanh khoản, giữ được quỹ đất, và quan trọng nhất giữ được doanh nghiệp còn nguyên vẹn đến ngày hôm nay”, doanh nhân Nguyễn Quốc Cường bộc bạch.

Đồng thời, ông Cường cũng khẳng định QCG hoàn toàn có thể vay để huy động vốn. Tuy nhiên, công ty chỉ vay khi thật sự cần và có phương án rõ ràng về dòng tiền, tính khả thi dự án, pháp lý hoàn chỉnh, kế hoạch bán hàng và thu tiền cụ thể. Lúc đó, không chỉ ngân hàng, mà cả nhà đầu tư tổ chức trong và ngoài nước cũng sẽ sẵn sàng đồng hành. “Chúng tôi không ngại vay, không ngại huy động vốn, nhưng chỉ khi rủi ro ở mức chấp nhận được và hiệu quả tài chính rõ ràng”.

Liên quan đến việc thanh toán khoản 2.882 tỷ đồng thi hành án, thông tin từ đại hội cho biết, hiện QCG đang tiếp tục làm việc với cơ quan thi hành án và đã đề xuất một số phương án.

Trong đó có phương án thanh toán trong 2 năm, đợt đầu tiên bắt đầu từ quý 3/2025 và kết thúc vào quý 1 hoặc quý 2/2027. Với kế hoạch kinh doanh năm 2025 doanh thu 2.000 tỷ đồng, công ty buộc phải thoái vốn tại mảng thủy điện, để có nguồn tiền thanh toán cho khoản thi hành án nói trên.

Ngoài phương án trả góp kéo dài đến 2027, công ty đang xem xét nhiều phương án khác, trong đó có cả khả năng thanh toán sớm hơn nếu điều kiện thuận lợi.

Chia sẻ với cổ đông về tiến độ dự án Bắc Phước Kiển, lãnh đạo QCG thông tin, so với trước đây, hiện nay quy hoạch đã được cập nhật với những thay đổi về hệ thống giao thông. Có một trục giao thông chính chạy từ đầu đến cuối dự án, nối với đường Đào Trí. Song song đó là thêm một tuyến đường ngang, chia dự án thành 4 phần.

Tính đến hiện tại, công tác đền bù đạt khoảng 85% tổng diện tích dự án. Với cách chia dự án thành 4 giai đoạn, công ty có thể triển khai từng giai đoạn nhỏ và diện tích còn lại cần đền bù không đáng kể so với quy mô toàn dự án.

Dù công tác thỏa thuận đền bù với người dân luôn có những thách thức, nhưng với nguồn tài chính sẵn sàng, đây không phải là vấn đề bất khả thi đối với công ty.

Liên quan đến việc áp dụng các nghị định và cơ chế tháo gỡ cho các dự án bất động sản đến năm 2031, đối với dự án Phước Kiển và các dự án khác, công ty đã lập danh sách và đưa vào trong danh mục các dự án cần tháo gỡ theo Nghị quyết 71.

“Chúng tôi kỳ vọng trong thời gian tới, các cơ chế này sẽ giúp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho dự án, giúp công ty có thể triển khai dự án sớm nhất”, theo chia sẻ của ban điều hành.

Xem thêm

Cuộc đua chia cổ tức, những doanh nghiệp nào đang dẫn đầu?

Cuộc đua chia cổ tức, những doanh nghiệp nào đang dẫn đầu?

Thị trường chứng khoán thời gian tới sẽ chứng kiến làn sóng chia cổ tức ấn tượng từ hàng loạt doanh nghiệp. Không chỉ ở mức cao, nhiều doanh nghiệp thậm chí còn chia cổ tức gấp rưỡi, gấp đôi mệnh giá hoặc trả cổ phiếu thưởng với tỷ lệ lên tới hơn 150%...

Có thể bạn quan tâm

Khi cổ tức vượt xa thị giá, ai là những "ông vua” hào phóng?

Khi cổ tức vượt xa thị giá, ai là những "ông vua” hào phóng?

Trong khi phần lớn cổ phiếu trên thị trường èo uột về thanh khoản và lợi nhuận, loạt cái tên tưởng như bị lãng quên như May Phan Thiết, Mai táng Hải Phòng hay Cơ khí Phổ Yên lại “ghi điểm” với mức cổ tức lên đến hàng trăm phần trăm bằng tiền mặt...

VN-Index có thể vẫn giữ được quán tính tăng

VN-Index có thể vẫn giữ được quán tính tăng

Thị trường chứng khoán mở đầu tuần mới đầy khởi sắc khi VN-Index tăng gần 16 điểm, vượt qua vùng giá cao nhất kể từ đầu tháng 4 và tiến sát mốc tâm lý 1.300 điểm, tuy nhiên giới phân tích cảnh báo thị trường sẽ tiếp tục rung lắc và phân hóa trong ngắn hạn, đặc biệt tại những vùng kháng cự mạnh...

VN-Index hướng tới vùng mục tiêu 1.275 – 1.313 điểm

VN-Index hướng tới vùng mục tiêu 1.275 – 1.313 điểm

Thị trường đã có tuần giao dịch đầu tháng 5 đầy khởi sắc, lấy lại gần như toàn bộ mức giảm mạnh trong tháng 4 nhờ loạt thông tin tích cực từ diễn biến đàm phán thương mại, dù vậy, áp lực đang dần hiện hữu, khiến xu hướng sắp tới được dự báo sẽ giằng co hơn khi chỉ số tiến gần mốc 1.300 điểm...

”Vị đắng” của ngành bia đầu năm 2025

”Vị đắng” của ngành bia đầu năm 2025

Chi phí đầu vào tăng cao, sức tiêu thụ suy yếu và chính sách mới siết chặt đã đẩy nhiều doanh nghiệp ngành bia vào một quý kinh doanh “đậm vị đắng”, khi lợi nhuận lao dốc và cổ phiếu giao dịch ảm đạm...

Giá cà phê lập đỉnh, doanh nghiệp ồ ạt xây nhà máy chế biến

Giá cà phê lập đỉnh, doanh nghiệp ồ ạt xây nhà máy chế biến

Giá cà phê liên tục lập đỉnh không chỉ đem lại lợi nhuận cho ngành xuất khẩu mà còn tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy các doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực chế biến sâu. Một làn sóng xây dựng nhà máy quy mô lớn, đang lan rộng từ Tây Nguyên đến các vùng kinh tế trọng điểm khác nhau...

Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE), Mỹ

Phố Wall "nín thở" theo dõi cuộc đối thoại Mỹ-Trung

Chứng khoán Mỹ đóng cửa trong trạng thái ít biến động khi giới đầu tư dõi theo những phát biểu của Tổng thống Donald Trump về thuế quan với Trung Quốc ngay trước thềm cuộc đàm phán thương mại diễn ra vào cuối tuần này…

Top doanh nghiệp lãi lớn ngành tiêu dùng quý 1/2025

Top doanh nghiệp lãi lớn ngành tiêu dùng quý 1/2025

Trong bức tranh lợi nhuận quý 1/2025 đầy biến động của ngành hàng tiêu dùng thiết yếu, sự sa sút đồng loạt của loạt ông lớn như Sabeco, PNJ, hay Thế giới di động... lại mở đường cho một cái tên ít được chú ý bất ngờ vươn lên chiếm vị trí dẫn đầu về lợi nhuận...