Samsung có thể phải đối mặt với cuộc đình công đầu tiên trong lịch sử

Công đoàn Samsung Hàn Quốc đe doạ sẽ thực hiện một cuộc đình công đầu tiên trong lịch sử công ty vì các bế tắc trong thoả thuận tiền lương…
đình công

Theo CNBC đưa tin, Samsung Electronics có thể phải đối mặt với một cuộc đình công lao động đầu tiên trong lịch sử công ty khi đội ngũ công đoàn đã bảo đảm được quyền tiến hành một cuộc đình công hợp pháp.

Công đoàn Quốc gia (NSEU) đại diện cho khoảng 10.000 nhân viên, tương đương khoảng 9% lực lượng lao động của công ty.

Ban lãnh đạo Samsung tuyên bố vào tháng trước rằng họ sẽ chỉ tăng lương thêm khoảng 4%. Theo công ty, quyết định này được đưa ra với sự đồng ý của Hội đồng quản lý lao động, bao gồm đại diện của người sử dụng lao động và người lao động. Tuy nhiên, những người lao động thuộc công đoàn tại công ty nói rằng hội đồng quản lý lao động không đại diện cho quyền lợi của họ. Quyết định tăng lương trung bình 4,1% được đưa ra mà không có sự đồng ý của công đoàn. Không hài lòng với cách Samsung xử lý vấn đề, các công nhân tham gia công đoàn đã đe dọa sẽ đình công nếu công ty không mở cuộc đối thoại để đàm phán trực tiếp về tiền lương.

Vào ngày 4/5, NSEU đã tổ chức một cuộc họp báo bên ngoài một trong các tòa nhà của Samsung ở Seoul và yêu cầu chủ tịch Lee Jae-yong tham gia các cuộc thảo luận. Công đoàn yêu cầu mức tăng lương 6% cho công nhân Hàn Quốc.

“Tiền lương là một vấn đề, nhưng điều mà chúng tôi thấy bất bình nhất ở đây là công ty đã ký kết một thỏa thuận tiền lương thông qua hội đồng quản lý lao động thay vì công đoàn trong năm nay và năm ngoái”, đại diện công đoàn cho biết.

Ông Lee Hyun-kuk - một thành viên công đoàn - cho biết họ sẽ tham khảo thêm ý kiến ​​của các thành viên trước khi chính thức đình công nhưng nhìn chung mọi việc đều sẽ phụ thuộc vào thái độ của chủ tịch Lee Jae-yong và sự sẵn sàng đàm phán của ông, theo báo cáo của phương tiện truyền thông địa phương. 

“Tất cả sẽ phụ thuộc vào thái độ của ông Lee Jae-yong. Chúng tôi chân thành yêu cầu ông ấy đến bàn đàm phán trực tiếp với công đoàn,” ông Lee trả lời Bloomberg.

Samsung đã không đưa ra bình luận ngay lập tức khi được CNBC liên hệ.

Nếu cuộc đình công diễn ra, đây sẽ là cuộc đình công đầu tiên kể từ khi thành lập Samsung Electronics vào năm 1969. Các căng thẳng với người lao động xảy ra vào thời điểm nhạy cảm đối với nhà sản xuất chip và điện thoại thông minh lớn nhất thế giới, sau khi lợi nhuận hoạt động trong quý đầu tiên giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2009. 

Tháng 2/2022, Samsung Electronics cũng từng đối mặt với khả năng xảy ra 1 cuộc đình công với lý do tương tự. Thời điểm đó, ông Lee Hyun-kuk- đại diện công đoàn, cho biết: "Mặc dù chúng tôi có 15 vòng đàm phán tiền lương với ban quản lý của công ty, song không yêu cầu nào trong tổng số 44 yêu cầu mà công đoàn đưa ra được chấp nhận." Tuy nhiên, sau đó 2 bên đã thỏa thuận được với nhau và không có cuộc đình công nào diễn ra.

Samsung đã bị ảnh hưởng lớn bởi sự giảm sút trong giá cả và nhu cầu đối với chip nhớ - vốn là động lực lợi nhuận lớn nhất của công ty. Đây là cũng là lí do khiến Samsung bị “đồng hương” LG vượt mặt trong kết quả kinh doanh quý 1/2023. Cụ thể, LG đã ghi nhận 1,12 tỷ USD lợi nhuận hoạt động, cao hơn hẳn so với con số 467 triệu USD khiêm tốn của Samsung Electronics trong cùng kỳ. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…