Theo Bộ Giao thông Vận tải, năm 2016 chủ đầu tư Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (mã: ACV) cho biết đã tổng hợp kết quả đánh giá của Hội đồng đánh giá xếp hạng phương án thi tuyển kiến trúc nhà ga hành khách cảng hàng không quốc tế Long Thành, đã báo cáo Bộ.
Trên cơ sở đó, ACV cũng đã hoàn thiện và sẽ phê duyệt đề cương, dự toán để chuẩn bị cho công tác đấu thầu, tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi cho dự án để dự án có thể khởi công theo tiến độ.
Trong khi chờ phương án xây dựng sân bay Long Thành được tiến hành, ACV đã lên phương án mở rộng các ga quốc nội trong ngắn hạn, đặc biệt là sân bay Tân Sơn Nhất.
Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) được Thủ tướng Chính phủ giao làm chủ đầu tư lập báo cáo nghiên cứu khả thi giai đoạn 1 dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành (căn cứ văn bản 1509/TTg-KTN ngày 26/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ).
Kỳ họp Quốc hội vừa qua cũng nóng vấn đề đầu tư dự án Sân bay Long Thành. Trong đó, vấn đều quan trọng là tìm nguồn vốn đầu tư dự án này. Các đại biểu quốc hội đề nghị làm rõ hơn nguồn vốn thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Nguồn vốn để giải phóng mặt bằng, tái định theo báo cáo của UBND tỉnh Đồng Nai là 23.019 tỉ đồng. Quốc hội đã cho phép sử dụng 5.000 tỉ đồng từ nguồn vốn trái phiếu chính phủ giai đoạn 2017-2020 để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng tại Nghị quyết số 26/2016/QH14 ngày 10-11-2016.
Về vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, trên cơ sở số liệu điều tra thông tin, khảo sát sơ bộ và cập nhật đơn giá mới nhất của UBND tỉnh Đồng Nai thì tổng kinh phí khái toán cho công tác giải phóng mặt bằng (bao gồm xây dựng hạ tầng 2 khu tái định cư và khu nghĩa trang) khoảng 23.000 tỷ đồng. Hiện ngân sách đã bố trí 5.000 tỷ đồng trong kế hoạch đầu tư công trung hạn cho công tác giải phóng mặt bằng dự án, mới đáp ứng 21,7% nhu cầu.
>> Quốc hội chính thức thông qua tách dự án Sân bay Long Thành