Bệnh huyết áp cao nếu không được điều trị sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như các bệnh tai biến mạch não, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, phình tách thành động mạch chủ, suy tim, suy thận... Do đó, người bệnh thường lo lắng, tìm mọi phương pháp chữa trị.
Nắm bắt tâm lý này, các tổ chức kinh doanh đã cho ra mắt nhiều sản phẩm viên sủi, giới thiệu nguyên liệu từ thiên nhiên và có công dụng như thuốc điều trị bệnh huyết áp cao để lừa dối khách hàng.
Quảng cáo cho sản phẩm không đạt tiêu chuẩn, không rõ nguồn gốc, xuất xứ tràn lan trên mạng là một trong những vấn đề nhức nhối nhất của lĩnh vực y tế thời gian gần đây.
Các hình thức xử phạt
Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã cảnh báo về việc thực phẩm bảo vệ sức khoẻ được quảng cáo với nhiều nội dung gây hiểu nhầm về tác dụng như thuốc chữa bệnh. Sử dụng hình ảnh bác sĩ, ý kiến bệnh nhân mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh, quảng cáo không phù hợp với giấy xác nhận nội dung quảng cáo đã được cấp.
Mặc khác, việc lừa dối quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe có tác dụng như thuốc chữa bệnh là hành vi bất chấp luân thường đạo lý. Vì lợi nhuận mà họ sẵn sàng lừa dối, kể cả những người bệnh đang ở hoàn cảnh cực kỳ khó khăn.
"Các sản phẩm quảng cáo tràn lan và "thổi phồng" như thuốc chữa bệnh hiện nay gồm: Sản phẩm hỗ trợ điều trị ung thư, tai biến mạch máu não, bệnh thận, gan, đại tràng, viêm loét đại tràng, huyết áp... thậm chí có thuốc quảng cáo phải dùng vài tháng mới thấy tác dụng, chính thời gian này đã cướp mất cơ hội được chữa bệnh kịp thời của bệnh nhân" Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm nhận định.
Hiện, Cục An toàn thực phẩm đang phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh, xử lý theo quy định hiện hành. Trong quá trình các cơ quan chức năng xử lý, Cục An toàn thực phẩm đề nghị người tiêu dùng không căn cứ vào các nội dung quảng cáo sai sự thật về các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hypercare trên các đường link nêu trên để quyết định mua và sử dụng sản phẩm vì có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và kinh tế.
Đối với cơ sở, cá nhân vi phạm về quy định về quảng cáo thực phẩm sẽ bị xử phạt theo Điều 23 Nghị định 115/2018/NĐ-CP ngày 4/9/2018 của Chính phủ về quy định xử phạt hành chính về an toàn thực phẩm như sau:
- Phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng đối với hành vi quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có nội dung khuyến cáo “Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.
- Phạt tiền từ 10 – 15 triệu đồng đối với hành vi không cung cấp thông tin về an toàn thực phẩm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng đối với hành vi quảng cáo thực phẩm có nội dung đăng tải, dẫn, trích dẫn hoặc nêu ý kiến người bệnh mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh.
- Phạt tiền từ 50 – 70 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Phát hành tài liệu, ấn phẩm thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm không chính xác, không đúng sự thật;
b) Đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng thông tin về an toàn thực phẩm không chính xác, không đúng sự thật.
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia khác, không ít người có bệnh nhưng không đến bác sĩ khám mà lại mua thực phẩm chức năng dùng như thuốc chữa bệnh, thậm chí là không theo hướng dẫn về liều lượng.
Về bản chất, thực phẩm chức năng chỉ có tác dụng hỗ trợ, không có tác dụng như một loại thuốc nhưng nếu lạm dụng uống quá liều hay dùng kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc dễ dẫn đến ngộ độc, triệu chứng và hậu quả giống như ngộ độc thuốc.
Do đó, muốn sử dụng loại thực phẩm chức năng nào, kết hợp ra sao thì người dùng cần được bác sĩ tư vấn kỹ càng chứ không nên tự ý dùng.
Viên sủi hay thuốc điều trị dành cho người bệnh huyết áp ?
Bệnh huyết áp cao nếu không được điều trị sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như các bệnh tai biến mạch não, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, phình tách thành động mạch chủ, suy tim, suy thận... Do đó, người bệnh thường lo lắng, tìm mọi phương pháp chữa trị.
Nắm bắt tâm lý này, các tổ chức kinh doanh đã cho ra mắt nhiều sản phẩm viên sủi, giới thiệu nguyên liệu từ thiên nhiên và có công dụng như thuốc điều trị bệnh huyết áp để lừa dối khách hàng.
Cục An toàn thực phẩm đã ra thông báo về các website quảng cáo thông tin về sản phẩm viên sủi Hypercare gây hiểu nhầm về công dụng sản phẩm và quảng cáo không đúng với giấy xác nhận nội dung quảng cáo đã được xác nhận.
Cụ thể, sản phẩm viên sủi Hypercare https://nhipdapsuckhoe.com/ được quảng cáo có công dụng “Hỗ trợ giảm triệu chứng chóng mặt, đau đầu, hoa mắt, ù tai do huyết áp cao; Hỗ trợ hạ cholesterol xấu trong máu, vừa có tác dụng làm giãn cũng như tăng cường sức bền cho thành mạch; Hỗ trợ giảm các nguy cơ biến chứng của chứng huyết áp cao nhờ vào việc ngăn chặn hình thành huyết khối; Hỗ trợ ổn định cũng như kiểm soát huyết áp".
Theo đường link trên, phóng viên tìm cách liên hệ thì webiste không để lại bất cứ thông tin nào để có thể liên hệ. Website chỉ để lại thông tin cơ bản của sản phẩm và yêu cầu khách hàng có nhu cầu để lại số điện thoại và bộ phận nhân viên liên hệ tư vấn - các đơn vị quảng bá sản phẩm viên sủi Hypercare dưới hình thức viên sủi có tác dụng chữa bệnh huyết áp cao, ổn định chỉ số Cholesterol máu…
Tìm kiếm trên Google cho thấy, gõ từ khóa “thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hypercare”, trong 0,26 giây cho 17.900 kết quả tìm kiếm; hay từ khóa “thực phẩm chức năng Hypercare”, trong 0,46 giây cho 19.400 kết quả tìm kiếm.
Tìm hiểu thêm, việc quảng cáo và rao bán sản phẩm này hiện không chỉ có trên 4 trang web được Cục An toàn thực phẩm cảnh cáo, mà còn được rao bán tràn lan trên Facebook.
Các trang cá nhân này, còn xếp viên sủi Hypercare vào danh mục thuốc hỗ trợ sức khỏe cho người lớn tuổi có thể sử dụng để tăng cường sức khoẻ và bổ sung dinh dưỡng và sử dụng hình ảnh bác sĩ, ý kiến bệnh nhân mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh, quảng cáo không phù hợp với giấy xác nhận nội dung quảng cáo đã được cấp.
Được biết, viên sủi Hypercare do Công ty TNHH Nature Origin, địa chỉ: tầng 2, tòa nhà HKL Building, số 154-156 Nguyễn Hữu Thọ, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP.HCM, công bố và chịu trách nhiệm.
Trong khi đó, đại diện Công ty TNHH Nature Origin, đơn vị chịu trách nhiệm về sản phẩm, tuyên bố công ty này không có liên quan đến việc quảng cáo các sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hypercare trên các đường link được cảnh báo.
Công ty không thực hiện và không ủy quyền cho bất cứ tổ chức, cá nhân nào thực hiện quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hypercare trên các website này.