Cách nhận biết các loại mì chính, hạt nêm, dầu ăn giả

Hạt nêm giả hay nhái tên các thương hiệu nổi tiếng hoặc bán theo cân, không in hoặc có in ngày tháng sản xuất nhưng không rõ nét, khó đọc...

Hạt mì chính giả thường có cánh sắc, không vuông thành
Hạt mì chính giả thường có cánh sắc, không vuông thành

Mới đây, Công an tỉnh Phú Thọ đột kích, khám xét khẩn cấp xưởng sản xuất và kho hàng của Công ty TNHH Famimoto Việt Nam (xã Thụy Vân, thành phố Việt Trì) phát hiện, tạm giữ hơn 71.000 lít dầu ăn, khoảng 40 tấn mì chính (bột ngọt), 22 tấn hạt nêm, 9 tấn bột canh giả. Sự việc này đã khiến người tiêu dùng vô cùng lo ngại về vấn nạn thực phẩm giả.

Bước đầu, cơ quan điều tra xác định, Công ty này đã đưa ra thị trường 144 tấn dầu ăn, 118 tấn bột canh, 363 tấn hạt nêm giả. Ngoài ra, 1.220 tấn mì chính có dấu hiệu vi phạm về chỉ dẫn tem mác. Các sản phẩm thường bán cho các bếp ăn công nghiệp nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động.

Liên quan đến vụ việc trên, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết, các sản phẩm làm giả trên đều nguy hiểm đối với sức khỏe người dùng.

Theo ông Thịnh, các cơ quan chức năng cần công bố các sản phẩm có những chất gì. Điều lo ngại nhất là các đối tượng có thể sử dụng chất tạo ngọt cho mì chính, hạt nêm không có trong danh mục chất phụ gia được Bộ Y tế cho phép. Người tiêu dùng ăn phải hàng giả có thể bị dị ứng, choáng váng, nhức đầu,... về lâu dài dẫn đến suy gan, thận, ngộ độc nhưng chưa có biểu hiện cấp tính nên khó nhận biết.

Sử dụng hạt nêm, mì chính giả sẽ rất nguy hại cho sức khỏe. Khi hạt nêm được đóng gói trong điều kiện không đảm bảo những quy định nghiêm ngặt cả về nhà xưởng, thiết bị, con người thì dễ dẫn đến việc sản phẩm bị nhiễm khuẩn.

Việc nhiễm khuẩn ở mức độ nhẹ có thể chưa ảnh hưởng ngay đến sức khỏe của người sử dụng nhưng có thể làm thay đổi hệ vi khuẩn bình thường của đường ruột, đưa đến nguy cơ mắc những bệnh đường tiêu hóa như táo bón, viêm loét… nếu sử dụng lâu dài.

Việc nhiễm những vi khuẩn đường ruột như E.coli, Salmonella, tụ cầu vàng… ở mức độ nặng hơn ngay lập tức có thể dẫn đến tiêu chảy, nôn mửa; nặng hơn nữa có thể gây co giật thậm chí tử vong.

Những hạt nêm không có nguồn gốc xuất xứ có nguy cơ bị nhiễm tạp chất do điều kiện đóng gói không đảm bảo, hoặc có thể được pha trộn tạp chất để tăng lợi nhuận. Việc đưa vào cơ thể những tạp chất độc hại trong thời gian dài có thể gây bệnh mãn tính thậm chí gây ung thư ở người sử dụng.

Để nhận biết bột ngọt, hạt nêm giả, ông Thịnh cho biết rất khó. Hạt mì chính giả thường có cánh sắc, không vuông thành. Hạt nêm giả hay nhái tên các thương hiệu nổi tiếng hoặc bán theo cân, không in hoặc có in ngày tháng sản xuất nhưng không rõ nét, khó đọc.

Với công nghệ sản xuất hàng giả ngày càng tinh vi, nếu không để ý quan sát và tìm hiểu kỹ, nhiều người tiêu dùng sẽ khó phân biệt sản phẩm bột ngọt giả đang bày bán tràn lan trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của nhà sản xuất, hàng giả dù có tinh vi đến đâu cũng bộc lộ những dấu hiệu nhận biết. Do đó, người tiêu dùng cần chú ý những đặc điểm sau để phân biệt hàng thật, hàng giả.

Về bao bì, các nhãn hàng bột ngọt chính hãng thường có hình biểu tượng của sản phẩm rõ ràng; màu chữ đỏ tươi; bao bì dày, mềm mại, không nhăn. Hàng giả có biểu tượng của sản phẩm ngả sang màu vàng sậm, nhòe, không đọc được dòng chữ bên trong hoặc rất mờ; màu chữ đỏ sẫm; bao bì giòn, cứng và dễ nhăn nheo. Các mẫu mã bột ngọt làm giả các thương hiệu lớn như Vedan, Miwon, A-one.

Về quy cách đóng gói, hàng thật thì các đường hàn ở túi đựng các cạnh phẳng, đều nhau và không nổi bọt; mặt sau dưới đáy bao có in nổi ngày tháng sản xuất, rất rõ nét (6 số). Hàng thật thì các đường hàn ở túi đựng các cạnh phẳng, đều nhau. Hàng giả có đường hàn ở 4 cạnh không đều nhau, đục và có nổi bọt; không in hoặc có in ngày tháng sản xuất nhưng không rõ nét, khó đọc. Cánh bột ngọt to, sóng đều, không gãy là hàng thật. Cánh không đều, gãy, có nhiều bụi trắng là hàng giả.

Về trọng lượng, hàng thật có trọng lượng tịnh luôn đúng với trọng lượng ghi trên bao bì. Nếu trọng lượng tịnh ít hơn hoặc gần tương đương với trọng lượng ghi trên bao bì là hàng giả.

Cách nhận biết dầu ăn giả dễ hơn, người nấu có thể ngửi dầu có mùi khét. Khi mua đồ chiên rán có mùi khét, bạn không nên ăn. Các bà nội trợ có thể thử bằng cách lấy ít dầu ăn và nước cho vào nồi đun sôi. Khi nước bốc hơi có mùi khét là dầu kém chất lượng.

Các loại thức ăn vỉa hè, chợ dân sinh, hàng quán cũng có nguy cơ chế biến từ các loại dầu giả để đảm bảo lợi nhuận của người bán.

Để chọn gia vị nấu ăn an toàn, Phó giáo sư Thịnh khuyến cáo người tiêu dùng nên lựa chọn hàng từ những nhà sản xuất uy tín, có nhãn mác đầy đủ thông tin như tên sản phẩm, địa chỉ sản xuất, hạn sử dụng và thành phần phụ gia. Đối với thực phẩm nhập khẩu, nhãn phụ bằng tiếng Việt là bắt buộc để đảm bảo an toàn.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Một giấc ngủ ngon là gốc của một cơ thể khỏe mạnh

10 thực phẩm tự nhiên tốt cho người mất ngủ

Bổ sung những thực phẩm giàu dưỡng chất và vitamin vào chế độ ăn hàng ngày không chỉ giúp cơ thể thư giãn mà còn là bí quyết tuyệt vời để bạn dễ dàng chìm vào giấc ngủ ngon và sâu...

Bác sĩ cảnh báo về phương pháp súc miệng dầu dừa

Bác sĩ cảnh báo về phương pháp súc miệng dầu dừa

Súc miệng dầu dừa, hay còn gọi là “oil-pulling” đang được chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội như một phương pháp chăm sóc răng miệng ngon-bổ-rẻ, nhưng nhiều chuyên gia trong ngành lại đặt câu hỏi về lợi ích thực sự của phương pháp này…