Sáng nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến dự án Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi

Tại phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 4 khai mạc sáng nay (12/4), Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi.

Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, trong thời gian làm việc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về 3 dự án luật trong Chương trình xây dựng luật và pháp lệnh 2023 để trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ năm, gồm: Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Luật Viễn thông (sửa đổi) và Luật Căn cước công dân (sửa đổi).

Đối với dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội cho biết, Luật Kinh doanh bất động sản đã thực hiện trong thực tế được 8 năm, đến nay vẫn còn có một số vướng mắc và bất cập, do đó, lần này, Chính phủ đề xuất sửa đổi Luật.

Về dự án Luật Viễn thông (sửa đổi), theo Chủ tịch Quốc hội, dự án luật này có ý nghĩa then chốt để thúc đẩy và tạo hành lang pháp lý cho quá trình chuyển đổi số ở Việt Nam, do đóm Quốc hội đã thông qua Luật Tần số vô tuyến điện và dự kiến tại kỳ họp thứ năm, Quốc hội sẽ xem xét thông qua dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi).

Luật Kinh doanh bất động sản
Sáng nay (12/4), Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi.

Riêng về dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi), tại phiên họp thường kỳ thứ 21 (tháng 3/2023), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhất trí bổ sung dự án luật này vào Chương trình xây dựng luật và pháp lệnh 2023 để trình Quốc hội xem xét cho ý kiến tại kỳ họp thứ năm và dự kiến thông qua tại kỳ họp thứ sáu. Và đây là dự án Luật rất quan trọng, liên quan đến đông đảo nhân dân và cử tri.

Theo dự kiến chương trình, sau khi Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi). Cụ thể, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Viễn thông (sửa đổi), dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở (đồng thời xem xét về việc trình Quốc hội quyết định bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5).

Các đại biểu sẽ thảo luận và cho ý kiến về Luật Căn cước công dân (sửa đổi), tờ trình của Chính phủ về đề xuất một số chính sách mới trong lĩnh vực quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam vào Nghị quyết chung của Quốc hội tại kỳ họp thứ 5.

Tiếp đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc trình Quốc hội quyết định bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh đối với 2 dự án: Luật Đường bộ, Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ. Các đại biểu sẽ cho ý kiến về chủ trương đầu tư Dự án đường liên kết vùng kết nối Khánh Hòa, Ninh Thuận và Lâm Đồng, từ Yang Bay - Tà Gụ kết nối với Quốc lộ 27C và đường tỉnh ĐT.707.

Xem thêm

Chủ tịch Hà Nội gỡ vướng về đất đai, vật liệu xây dựng cho các dự án đường cao tốc, bất động sản

Chủ tịch Hà Nội gỡ vướng về đất đai, vật liệu xây dựng cho các dự án đường cao tốc, bất động sản

Ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ký ban hành Công văn số 992/UBND-ĐT về tập trung tháo gỡ vướng mắc về đất đai, vật liệu xây dựng để triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc và bất động sản trên địa bàn thành phố.

Có thể bạn quan tâm

Trung tâm thương mại hút khách thuê

Trung tâm thương mại hút khách thuê

Giá thuê trung bình tăng tới 16,2% tại Hà Nội và 15,4% tại TP.HCM, khẳng định sức hút ngày càng lớn của trung tâm thương mại đối với các nhà đầu tư và thương hiệu…