Sắp hình thành các tập đoàn báo chí thuộc sở hữu Nhà nước

Tại hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Báo chí sửa đổi, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đề xuất phát triển mô hình tập đoàn báo chí thuộc sở hữu Nhà nước...

Sắp hình thành các tập đoàn báo chí thuộc sở hữu Nhà nước

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, sau hơn 6 năm triển khai thực hiện, một số quy định của Luật Báo chí bộc lộ một số hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn của hoạt động báo chí. Do đó, Bộ này đã đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí với hàng loạt chính sách mới quan trọng.

Trước tiên, đó là đề xuất phát triển mô hình tập đoàn báo chí với mục tiêu hình thành được các cơ quan báo chí lớn, có đủ nguồn lực, để đóng vai trò dẫn dắt, làm trụ cột định hướng thông tin.

Việc bổ sung quy định cụ thể cho phép sự hình thành của mô hình tập đoàn báo chí thuộc sở hữu của Nhà nước, trong đó có một cơ quan báo chí giữ vai trò như cơ quan chủ quản và các cơ quan báo chí, doanh nghiệp trực thuộc.

Điều kiện để hình thành tập đoàn báo chí là một hoặc nhiều cơ quan báo chí, doanh nghiệp trực thuộc. Bên cạnh đó, cơ quan báo chí phải là cơ quan trực thuộc Chính phủ hoặc các cơ quan, tổ chức khác theo quy hoạch được Thủ tướng phê duyệt.

Ngoài nội dung trên, Bộ Thông tin và Truyền thông còn đề xuất bổ sung thêm điều kiện để việc cấp giấy phép hoạt động báo chí đối với các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp đảm bảo chặt chẽ, thực chất hơn; Hoàn thiện các quy định về phạm vi thông tin của cơ quan báo chí góp phần thúc đẩy hiệu quả hoạt động báo chí và đảm bảo thực hiện theo tôn chỉ, mục đích.

Hoàn thiện các quy định để tạp chí khoa học phát triển lành mạnh, đúng tính chất; Bổ sung điều kiện cấp thẻ nhà báo nhằm nâng cao chất lượng người làm báo; Hoàn thiện quy định đối với hoạt động nhập khẩu báo in; Xuất khẩu nội dung báo nói, báo hình…

Bên cạnh đó, cơ quan soạn thảo cũng đề xuất các trường hợp cơ quan báo chí bị thu hồi giấy phép khi không đảm bảo các điều kiện như về nhân sự người đứng đầu cơ quan báo chí: Trong thời hạn quy định cơ quan chủ quản không lựa chọn được người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn và thực hiện được quy trình để bổ nhiệm giữ chức vụ người đứng đầu, người được giao nhiệm vụ người đứng đầu cơ quan báo chí để đề nghị Bộ có ý kiến bổ nhiệm.

Hay như không đảm bảo điều kiện về tài chính để duy trì hoạt động của cơ quan báo chí: Nợ ngân sách nhà nước về thuế, tiền phạt, nghĩa vụ tài chính với nhà nước theo quy định của pháp luật về thuế, phí; Nợ các khoản liên quan đến người lao động như đóng bảo hiểm xã hội quá thời hạn và thanh toán tiền lương chậm….

Cơ quan báo chí bị thu hồi giấy phép phải chấm dứt hoạt động báo chí. Cơ quan chủ quản có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết các vấn đề liên quan như tài chính, tài sản, lao động bảo hiểm, nghĩa vụ thuế… để chấm dứt hoạt động cơ quan báo chí.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...