Sau chuỗi giảm sâu, cổ phiếu nhóm Apec bất ngờ tăng kịch trần

Trước đó, thị giá cổ phiếu nhóm Apec liên tục chuỗi “lau sàn” khi chưa đầy 1 tháng, thị giá APS mất hơn 60% giá trị, API “bay màu” gần 54%, còn cổ phiếu IDJ bốc hơi gần 61% giá trị...
Sau chuỗi giảm sâu, cổ phiếu nhóm Apec bất ngờ tăng kịch trần

Trong phiên giao dịch ngày 12/7, thị trường chứng khoán tiếp tục ghi nhận diễn biến giằng co, khi áp lực bán dâng cao trong khi bên mua tỏ ra yếu thế hơn. Đóng cửa, VN-Index tăng 2,43 điểm (+0,21%) lên 1.154,2 điểm; HNX-Index giảm nhẹ 0,33 điểm xuống 228,88 điểm. Trong khi nhiều cổ phiếu vốn hoá lớn giảm mạnh, nhóm cổ phiếu Apec lại gây chú ý khi bất ngờ đồng loạt tăng "tím trần".

Cụ thể, hai mã APS và API đồng loạt tăng kịch trần 9%, lần lượt ghi nhận ở mức 6.200 đồng/cổ phiếu và 6.300 đồng/cổ phiếu, thanh khoản với khoảng 2-3 triệu đơn vị cổ phiếu được sang tay. Mã cổ phiếu IDJ tăng ấn tượng 9,6% lên 5.700 đồng/cổ phiếu với khối lượng giao dịch gần 7 triệu cổ phiếu.

Trước đó, thị giá cổ phiếu nhóm Apec liên tục chuỗi “lau sàn” khi chưa đầy 1 tháng, thị giá APS mất hơn 60% giá trị, API “bay màu” gần 54%, còn cổ phiếu IDJ bốc hơi gần 61% giá trị. Một số phiên, giá nhóm cổ phiếu này có dấu hiệu được “giải cứu” tuy nhiên áp lực bán quá mạnh khiến tình trạng giảm sàn “trắng bên mua” vẫn tiếp tục diễn ra.

Nguồn cơn của chuỗi lao dốc này bắt nguồn từ vụ việc Cơ quan an ninh điều tra - Công an Thành phố Hà Nội quyết định khởi tố vụ án hình sự “Thao túng thị trường chứng khoán xảy ra tại Công ty Cổ phần Chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương, Công ty Cổ phần Đầu tư châu Á - Thái Bình Dương và Công ty cổ phần Đầu tư IDJ Việt Nam". Theo đó, ông Nguyễn Đỗ Lăng, Tổng giám đốc APS cùng vợ và loạt cá nhân có liên quan sau đó cũng đã bị khởi tố, bắt tạm giam về tội Thao túng thị trường chứng khoán.

cổ phiếu nhóm Apec
 Diễn biến cổ phiếu nhóm Apec trong thời gian qua

Trước đó, hồi cuối năm 2021, nhóm cổ phiếu Apec trở thành hiện tượng trên thị trường chứng khoán khi ghi nhận mức tăng gấp nhiều lần chỉ sau thời gian ngắn. Ngày 12/6/2022 khi Ủy ban chứng khoán nhà nước đề nghị Công an Hà Nội làm rõ hành vi của nhóm tài khoản mở tại Công ty Cổ phần Chứng khoán APS. Những người này bị tình nghi đã thông đồng với nhau để thao túng, đẩy giá 3 mã cổ phiếu API, APS và IDJ.

Quá trình điều tra ban đầu cáo buộc, trong khoảng thời gian từ 4/5/2021 đến 31/12/2021, vợ chồng ông Nguyễn Đỗ Lăng cùng Phạm Duy Hưng đã chỉ đạo các đồng phạm sử dụng 40 tài khoản chứng khoán mở tại Công ty APS để liên tục mua bán. Việc này nhằm tạo ra cung cầu giả và giá đóng cửa mới.

Từ đó ba mã cổ phiếu API, APS, IDJ tăng bất thường. Cụ thể, API tăng từ 27.300 đồng/cổ phiếu lên 102.000 đồng/cổ phiếu (tăng 372%); APS tăng từ 10.400 đồng/cổ phiếu lên 59.900 đồng/cổ phiếu (tăng 581%); IDJ tăng từ 14.500 đồng/cổ phiếu lên 75.000 đồng/ cổ phiếu (tăng 503%).

Để thao túng được như trên, Nguyễn Đỗ Lăng, Phạm Duy Hưng, Huỳnh Thị Mai Dung chỉ đạo Phạm Thị Đức Việt thực hiện đặt lệnh mua, bán 3 cổ phiếu API, IDJ, APS trên 40 tài khoản chứng khoán trên. Bị can Việt sau đó được giao nhiệm vụ tập hợp báo cáo kết quả khớp lệnh các giao dịch trên để lãnh đạo công ty nắm được.

Để "lùa gà", vợ chồng ông Lăng và bị can Hưng đã chỉ đạo các đồng phạm thường xuyên hô hào, đưa các thông tin tích cực về ba cổ phiếu APS, API, IDJ lên các hội nhóm. Hàng ngày, nhóm này đăng các bài viết tích cực để kêu gọi, thu hút nhà đầu tư tham gia mua ba cổ phiếu này.

Việc tạo ra “cung cầu” giả và mức giá đóng cửa mới cho 3 mã cổ phiếu trên, dẫn đến đã thu hút rất nhiều nhà đầu tư tham gia giao dịch mua, bán làm cho giá cổ phiếu 3 mã APS, API, IDJ liên tục có nhiều phiên tăng trần. Tại thời điểm ngày 16/11/2021, giá cổ phiếu APS đã tăng lập đỉnh giá 59.900 đồng/cổ phiếu; ngày 18/11/2021, giá cổ phiếu IDJ đã tăng lập đỉnh giá 75.000 đồng/ cổ phiếu; ngày 15/11/2021, giá cổ phiếu API đã tăng lập đỉnh giá 102.000 đồng/cổ phiếu .

Cơ quan an ninh xác định, hành vi thao túng cổ phiếu của những đối tượng này đã thu lời bất chính hơn 157 tỷ đồng.

Xem thêm

Hapro thoái sạch vốn tại HATRADCO

Hapro thoái sạch vốn tại HATRADCO

Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) quyết định chuyển nhượng toàn bộ cổ phần của Tổng công ty tại Công ty Cổ phần Phát triển Thương mại Hà Nội (HATRADCO) sang cho một cá nhân...

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...