Sau quá trình nghiên cứu thị trường, Bắc Giang kỳ vọng xuất khẩu 80.000 tấn vải thiều

Sau dịch Covid-19 và quá trình nghiên cứu thị trường, cải thiện sản xuất, tỉnh Bắc Giang lạc quan về sự tăng trưởng tốt của ngành vài thiều. Dự kiến 80.000 tấn vải thiều được xuất khẩu trong năm nay.
Sau quá trình nghiên cứu thị trường, Bắc Giang kỳ vọng xuất khẩu 80.000 tấn vải thiều

Ngành vải thiều năm nay đang “được mùa trúng giá”. Đây vốn dĩ là một tin tốt trong bối cảnh thị trường đang chịu nhiều ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu chính của vải thiều Việt Nam vẫn là Trung Quốc.

Tại hội nghị trên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lại Thanh Sơn cho biết, mùa vải năm nay, toàn tỉnh Bắc Giang trồng hơn 28.000ha vải, ước đạt sản lượng hơn 160.000 tấn, tăng 10.000 tấn so với năm 2019.

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 còn diễn biến khá phức tạp, để chủ động trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, Bắc Giang đã xây dựng nhiều phương án để đẩy mạnh thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Về thị trường tiêu thụ, tỉnh Bắc Giang chủ trương "thông thoáng, thuận lợi và linh hoạt", chú trọng cả ở thị trường nội địa và xuất khẩu. Đánh giá về thị trường xuất khẩu, ông Sơn nhấn mạnh, Bắc Giang vẫn tiếp tục quan tâm khơi thông các thị trường đã hợp tác như Mỹ, EU, Hàn Quốc, Úc, Malaysia... và chỉ đạo các hộ trồng vải, cơ sở chế biến sẵn sàng đáo ứng đủ các điều kiện cho thị trường xuất khẩu khác Nhật Bản, Singapore, Trung Đông, Thái Lan, Canada…

Hiện, vải thiều tươi được xuất sang 30 quốc gia nhưng chủ yếu là Trung Quốc. "Bắc Giang đã đăng ký mã vùng trồng, mã cơ sở đóng gói và tem truy xuất nguồn gốc để xuất khẩu sang Trung Quốc theo chương trình hợp tác chính ngạch", ông Sơn cho biết.

Hiện, nhiều địa phương chủ động triển khai những giải pháp thúc đẩy khai thông thị trường, hỗ trợ xuất khẩu cho ngành vải thiều. Việt Nam có thể cải thiện và tăng cường xuất khẩu mặt hàng này trong tương lai

06 kiến nghị giải pháp:

1. Nông dân trồng vải nói riêng và trái cây Việt Nam nói chung rất giỏi, sáng tạo và chăm chỉ. Họ hoàn toàn có thể vận hành các máy rửa sơ chế, đóng gói, bảo quản rau củ quả. Lãnh đạo các ngành cần tiếp cận các công nghệ, thiết bị phù hợp để điều hành chính sách hỗ trợ sát thực, hiệu quả nhất với địa phương mình.

2. Tập trung phát triển mô hình HTX theo Luật HTX 2013. Quyết định 2261/QĐ-TTg phê duyệt chương trình hỗ trợ phát triển HTX giai đoạn 2015 - 2020 ban hành ngày 15/12/2014 và Quyết định 68/2013/QG-TTg về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tốt thất trong nông nghiệp ban hành ngày 14/11/2013 là những chính sách rất lớn để giúp phát triển nền móng ngành nông nghiệp bền vững như cao năng lực của nông dân, phát triển hạ tầng nông thôn, giảm tổn thất trong nông nghiệp.

3. Nguồn vốn hỗ trợ cho HTX sẽ hình thành TÀI SẢN KHÔNG CHIA, là tài sản của cộng đồng dân cư địa phương. Nếu HTX phá sản hay ngừng hoạt động sẽ được bàn giao cho HTX/ tổ chức khác tại địa phương.

4. Nguồn vốn hỗ trợ cho doanh nghiệp hoặc các loại hình khác thì sẽ hình thành tài sản của cá nhân, doanh nghiệp đó. Do vậy, họ có thể bán.

5. Cần hiểu sâu hơn về đặc thù của trái vải cũng như các loại thực phẩm tươi sống, để đảm bảo ATVSTP trong khâu lưu thông, bán lẻ. Đây là khâu sinh ra nhiều vi khuẩn, ô nhiễm và bị các thương lái tẩm ướp hoá chất để chống thối, chống hư hỏng, tránh tổn thất, làm ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng sản phẩm khi tới tay người tiêu dùng.

6. Việt Nam muốn xuất khẩu vải thiều đi nhiều nước ngoài Trung Quốc nhưng cả miền bắc chỉ có 01 cơ sở chiếu xạ được vài ba chục tấn/ngày thì sản lượng vải sản xuất ra sẽ rất hạn chế. Đây là vấn đề cần được giải quyết sớm.

Doanh nhân Nguyễn Thị Thành Thực
Chủ tịch Công ty Bagico Bắc Giang

Có thể bạn quan tâm