Sau thoái vốn Sabeco, FPT, Bảo Minh… Nhà nước dự thu 15.000 – 20.000 tỷ đồng

Cục Tài chính doanh nghiệp dự kiến thực hiện công tác thoái vốn tại 6 doanh nghiệp do SCIC quản lý từ quý I/2022. Sau thoái vốn, ngân sách Nhà nước có khả năng đạt được khoảng từ 15.000 – 20.000 tỷ đồng.
Sau thoái vốn Sabeco, FPT, Bảo Minh… Nhà nước dự thu 15.000 – 20.000 tỷ đồng

Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) vừa có báo cáo về tình hình cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN) 08 tháng đầu năm 2021, đánh giá thực hiện cân đối nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước cho Ngân sách nhà nước năm 2021, dự kiến năm 2022 và định hướng giải pháp giai đoạn 2021 – 2025.

Theo báo cáo, việc triển khai cổ phần hóa, thoái vốn năm 2021 dự kiến không đạt kế hoạch đề ra. Trong 08 tháng đầu năm 2021, số thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nộp về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp (Quỹ) là 366 tỷ đồng trong khi dự toán ngân sách nhà nước năm 2021, Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch thu tiền từ bán bớt phần vốn Nhà nước tại một số doanh nghiệp do Trung ương quản lý năm 2021 là 40.000 tỷ đồng.

Trong 08 tháng đầu năm nay, có 03 doanh nghiệp (không thuộc kế hoạch giai đoạn 2016 – 2020) được phê duyệt phương án cổ phần hóa; các Tập đoàn, tổng công ty thực hiện thoái vốn với giá trị 286,6 tỷ đồng, thu về 2.165 tỷ đồng, trong đó có 03 doanh nghiệp thuộc kế hoạch giai đoạn 2016 – 2020 thực hiện thoái vốn giá trị 52,5 tỷ đồng, thu về 84,1 tỷ đồng.

Cục Tài chính doanh nghiệp đã xây dựng kế hoạch thoái vốn trong năm 2022 dự kiến tại 06 doanh nghiệp do SCIC quản lý, thực hiện công tác thoái vốn ngay từ quý I/2022 bao gồm: 

(1) Tổng công ty cổ phần Bia – Rượu - Nước giải khát Sài Gòn – Sabeco (mã SAB - giá trị phần vốn nhà nước theo mệnh giá là 2.308 tỷ đồng),

(2) Tập đoàn FPT (giá trị phần vốn nhà nước theo mệnh giá 460,1 tỷ đồng),

(3) Tổng công ty cổ phần Bảo Minh (mã BMI - giá trị phần vốn nhà nước theo mệnh giá 463,1 tỷ đồng), 

(4) Công ty cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong (mã NTP - giá trị phần vốn nhà nước theo mệnh giá 437 tỷ đồng), 

(5) Tổng công ty cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (mã VNR - giá trị phần vốn nhà nước theo mệnh giá 529 tỷ đồng), 

(6) Công ty cổ phần Hạ tầng và Bất động sản Việt Nam (giá trị phần vốn nhà nước theo mệnh giá 160 tỷ đồng).

Với giá trị cổ phiếu niêm yết tham chiếu trên sàn giao dịch chứng khoán ngày 23/8/2021, Cục TCDN đã xây dựng 2 kịch bản dự kiến nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn từ các doanh nghiệp trung ương trong năm 2022, tính một cách thận trọng, Ngân sách nhà nước có khả năng đạt được khoảng từ 15.000 – 20.000 tỷ đồng.

Kịch bản 1, để đạt được tối thiểu 10.000 tỷ đồng: cần thực hiện thoái vốn Nhà nước tại 05 doanh nghiệp là (1) Tập đoàn FPT (giá trị dự kiến thu về là 4.188 tỷ đồng với giá trị 91.000 đồng/cổ phần), (2) Tổng công ty cổ phần Bảo Minh (giá trị dự kiến thu về là 1.778 tỷ đồng với giá trị 38.400 đồng/cổ phần); (3) Công ty cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong (giá trị dự kiến thu về là 2.303 tỷ đồng với giá trị 52.700 đồng/cổ phần), (4) Tổng công ty cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (giá trị dự kiến thu về là 1.269 tỷ đồng với giá trị 24.000 đồng/cổ phần), (5) Công ty cổ phần Hạ tầng và Bất động sản Việt Nam (giá trị theo mệnh giá 160 tỷ đồng).

Kịch bản 2, để đạt được tối thiểu 30.000 - 40.000 tỷ đồng: ngoài việc thực hiện thoái vốn nhà nước tại 05 doanh nghiệp nêu tại phần (i) thì cần thực hiện thoái vốn nhà nước tại Sabeco với giá trị phần vốn nhà nước dự kiến thu về là 32.320 tỷ đồng (với giá trị 140.000 đồng/cổ phần).

Kế hoạch cổ phần hoá, thoái vốn 2022 - 20255

Giai đoạn 2022 - 2025, để đảm bảo nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn tại các DNNN nộp về NSNN đáp ứng kế hoạch giai đoạn 2021 – 2025 là 248.000 tỷ đồng, Cục TCDN đề xuất Uỷ ban quản lý vốn:

(i) Ưu tiên tập trung hoàn thành việc cổ phần hóa công ty mẹ Tổng công ty Viễn thông Mobifone trong giai đoạn 2022 - 2023 (tỷ lệ nhà nước nắm giữ sau cổ phần hóa là 51%, dự kiến số thu từ cổ phần hóa theo mệnh giá là 9.255 tỷ đồng); 

(ii) Trong năm 2023 - 2024, triển khai và hoàn thành công tác cổ phần hóa công ty mẹ - Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (tỷ lệ nhà nước nắm giữ sau cổ phần hóa là 51%, dự kiến số thu từ cổ phần hóa theo mệnh giá là 30.759 tỷ đồng); Công ty mẹ Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (tỷ lệ nhà nước nắm giữ sau cổ phần hóa là 51%,dự kiến số thu từ cổ phần hóa theo mệnh giá là 7.068 tỷ đồng).

Cục TNDN đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tập trung hoàn thành cổ phần hóa Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) trong năm 2022 và đầu năm 2023 (tỷ lệ nhà nước nắm giữ sau cổ phần hóa là 51%, dự kiến số thu từ cổ phần hóa theo mệnh giá là 19.847 tỷ đồng).

Đề nghị Bộ Xây dựng tập trung hoàn thành cổ phần hóa Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (VICEM) và Tổng công ty Đầu tư phát triển Nhà và Đô thị (HUD) trong giai đoạn 2022 – 2024.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Mặc dù xu hướng trung hạn đang là đi ngang nhưng xu hướng ngắn hạn vẫn tiếp tục nghiêng về chiều giảm. Nhà đầu tư được khuyến nghị chỉ duy trì một vị thế nắm giữ ở mức an toàn và tránh các quyết định mua đuổi giá trong các nhịp hồi phục...