Savills Việt Nam: Covid-19 khiến các DN cho thuê mặt bằng bán lẻ đối diện với nguy cơ phá sản

Theo Savills Việt Nam: Nếu Covid 19 kéo dài hơn 3 tháng nữa trên phạm vi toàn thế giới thì các DN trong lĩnh vực bán lẻ có thể phải đối mặt với việc phá sản nếu khả năng tài chính không vững vàng.
Nếu dịch Covid-19 kéo dài, các doanh nghiệp cho thuê mặt bằng bán lẻ sẽ phải đối diện với nguy cơ phá sản
Nếu dịch Covid-19 kéo dài, các doanh nghiệp cho thuê mặt bằng bán lẻ sẽ phải đối diện với nguy cơ phá sản

Nhìn tổng quan từ thị trường bán lẻ nói chung, với dân số trên 100 triệu dân và tỉ lệ dân số sống ở thành thị, và tỉ lệ dân số trẻ với mức thu nhập trung bình ngày một tăng cao thì Việt Nam được coi là một trong những điểm đến hấp dẫn đối với nhà đầu tư các trung tâm thương mại.

Tuy nhiên, trước những tác động sâu rộng của đại dịch Covid-19 trên phạm vi toàn cầu, và trong mọi ngóc ngách của cuộc sống thường nhật, ngành công nghiệp bán lẻ đang phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn, đặc biệt là với các siêu thị hay các trung tâm thương mại.

Hiện hầu hết các TTTM và cả siêu thị bán lẻ đều có chính sách hỗ trợ khách thuê với việc giảm giá mặt bằng thuê từ 30% đến 100% để giữ chân khách thuê. Nếu Covid 19 kéo dài lâu hơn trên phạm vi toàn thế giới, giả sử là 3 tháng nữa thì khả năng cao nhiều thương hiệu sẽ rơi vào tình trạng phá sản, dẫn tới việc bỏ mặt bằng kinh doanh, và các doanh nghiệp trong lĩnh vực bán lẻ có thể phải đối mặt với việc phá sản nếu khả năng tài chính của công ty không vững vàng.

Theo Savills Việt Nam, trừ một số ngành có thể tận dụng phát triển ở đại dịch này như các ngành về chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp, sản phẩm thiết yếu, dịch vụ giao hàng siêu thị, mặt hàng ăn uống bình dân…, số còn lại đang vật lộn căng thẳng để tiếp tục tồn tại.

“Chiến lược kinh doanh là yếu tố then chốt dẫn đến thành công của các nhà phát triển trung tâm thương mại. Đó sẽ là những kế hoạch kinh doanh, định vị thương hiệu, định vị khách thuê, hay áp dụng các công cụ tiếp thị hỗn hợp (Marketing Mix), đa dạng hóa sản phẩm… Bên cạnh đó là việc kết hợp và tăng cường mua bán online để đảm bảo được doanh thu và chi phí hoạt động của các doanh nghiệp đó tại thị trường Việt Nam”, TS.Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao, Savills Việt Nam nhận định.

Sự ra đi hay đóng cửa các chi nhánh của nhiều "ông lớn" trong lĩnh vực bán lẻ, như Auchan, Parkson, Big C… đặt ra nhiều vấn đề cho ngành bán lẻ. Sự thất bại này có thể đến từ nhiều yếu tố khác nhau. Có thể kể đến ở đây là sự thay đổi thị hiếu của người mua, sự cạnh tranh thị trường khi rất nhiều trung tâm mua sắm đã được xây dựng thành công với mô hình mới, hợp thời, bắt kịp xu thế cùng với các khách thuê/thương hiệu hấp dẫn...

Ngoài ra, có thể tính đến sự cứng nhắc trong chiến lược phát triển đã khiến các nhà đầu tư và vận hành các trung tâm mua sắm thương mai bị đứng lại phía sau, giảm lợi thế cạnh tranh của họ với các đối thủ khác.

Hầu hết các ngành hàng trong ngành bán lẻ nói riêng và nền kinh tế nói chung theo một lẽ tự nhiên luôn cần sự đổi mới và sáng tạo để thích ứng với thị hiếu thường xuyên biến đổi của người tiêu dùng. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rất nhiều sự cải tiến và phát triển của nhiều nhà bán lẻ và chủ đầu tư phát triển bất động sản trong sản phẩm của mình để thu hút khách hàng.

Theo bà Trần Thị Thu Hà, quản lý Bộ phận cho thuê bán lẻ, Savills Việt Nam, các trung tâm thương mại hay chuỗi siêu thị bán lẻ vẫn có thể thành công tại thị trường nếu họ thực hiện một chiến lược phát triển đúng đắn.

Trên thị trường còn có nhiều các mô hình bán lẻ đang hoạt động tốt như Takashimaya tại TP.HCM hoặc Robins tại Hà Nội. Các công ty này đang có các bước cải tiến về hình thức, mô hình và cách thức hợp tác với các khách thuê khác nhau để phù hợp với thị trường.

Hay như với TTTM Parkson trên đường Lê Thánh Tôn (Q.1, TP.HCM) với vị trí độc tôn và đông đúc cùng với kế hoạch cải tạo xây dựng và trang trí, vẫn đang thu hút nhiều khách thuê, đặc biệt trong đó là Uniqlo đã mở cửa hàng đầu tiên tại thị trường Việt Nam tại đây.

Các thương hiệu thời trang lớn trước giờ vẫn tập trung vào cả bán hàng trực tuyến và tại các cửa hàng truyền thống, nhưng có một kết quả không thể phủ định rằng, đối với ngành thời trang (cao cấp, trung cấp, thương hiệu lớn), doanh số tại các cửa hàng vẫn chiếm ưu thế so với bán hàng trực tuyến, với 70-80% tổng doanh thu.

Khách hàng ngày nay không chỉ chọn sản phẩm vì các đặc điểm nội tại của sản phẩm như chất lượng hay là thiết kế, mà còn nghĩ đến những cảm nhận và giá trị họ có thể nhận được từ sản phẩm hoặc thương hiệu.

Đó là lý do tại sao mà các thương hiệu lớn đã thay đổi mô hình của họ để đáp ứng với nhu cầu này, ngày trở nên hấp dẫn hơn và  có nhiều sự tương tác hơn với khách hàng. Như việc thiết kế, trang trí các mô hình đặc sắc tại cửa hàng, cung cấp trải nghiệm độc quyền cho khách hàng của họ khi họ mua sắm tại cửa hàng, đào tạo nhân viên, tăng cường khuyến mãi, mời KOLs đến cửa hàng… Những trải nghiệm này khách hàng khó có thể tìm thấy được trên các kênh trực tuyến.

Ngoại trừ một số ngành nghề khác đang vận dụng triệt để và tối ưu kênh trực tuyến như sử dụng ứng dụng và hệ thống giao đặt hàng trực tuyến , có xu hướng giảm tương tác dần tại các cửa hang kinh doanh thì các thương hiệu thời trang vẫn đang phải cân bằng giữa các kênh trực tuyến và ngoại tuyến để tối đa hóa lợi nhuận khi kênh bán hàng tại cửa hàng vẫn đang chiếm ưu thế. Và đây chính là cơ hội dành cho các TTTM và siêu thị bán lẻ có thể tồn tại và phát triển, đặc biệt ở dòng sản phẩm cao cấp và trung cấp.

Xem thêm

Năm 2020, thị trường bán lẻ có thêm xu hướng mới?

Năm 2020, thị trường bán lẻ có thêm xu hướng mới?

Báo cáo mới nhất của Tập đoàn Jones Lang LaSalle (JLL) Việt Nam về xu hướng của thị trường bất động sản năm 2020 chỉ ra rằng, lĩnh vực bán lẻ thay đổi chóng mặt. Sự thành công của thị trường phụ thuộc nhiều hơn vào chuỗi cung ứng.
Đại dịch Covid-19: Mở lối kinh doanh ngành bán lẻ?

Đại dịch Covid-19: Mở lối kinh doanh ngành bán lẻ?

Dịch SARS-CoV-2 (COVID-19) đã được WHO công bố là đại dịch toàn cầu khi lan đến 183 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến hơn 300.000 người mắc bệnh. Con số này vẫn tiếp tục tăng lên. Dịch bệnh cũng khiến nhiều ngành nghề kinh doanh tổn thất nặng nề.

Có thể bạn quan tâm

Giá gạo xuất khẩu giảm không ảnh hưởng đến tâm lý và hoạt động của thương nhân trong nước

Thương nhân gạo vững tin giữa “bão” giá xuất khẩu

Thị trường gạo thế giới đang chứng kiến một biến động đáng kể, nhu cầu nhập khẩu gạo, đặc biệt từ các thị trường lớn có dấu hiệu chững lại. Điều này đã tác động trực tiếp đến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam…

Amazon đang thực hiện biện pháp "đối đầu" với các sàn thương mại điện tử giá rẻ

Amazon tung chiêu cạnh tranh với Shein và Temu

Trong bối cảnh các sàn thương mại điện tử giá rẻ có nguồn gốc từ Trung Quốc đang xâm lấn thị trường nhiều nước trên thế giới, “ông lớn” bán lẻ của Mỹ đã có kế hoạch cạnh tranh rất rõ ràng…

Giá xăng dầu bất ngờ quay đầu giảm

Giá xăng quay đầu giảm từ 15h hôm nay

Trong kỳ điều hành tuần này, giá xăng bất ngờ được điều chỉnh giảm sau một kỳ tăng nhẹ, giá bán lẻ xăng dầu mới được áp dụng từ 15h ngày 14/11…

Xuất khẩu rau quả năm 2024 được dự báo tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu rau quả năm 2024 sẽ đạt 7 tỷ USD

Với những lợi thế sẵn có cùng sự hỗ trợ từ các chính sách mới, đặc biệt là hiệu quả từ các Nghị định thư đã ký kết, hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam đang có những bước tiến vượt bậc…

Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 5 thế giới về tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm về gỗ

Kim ngạch xuất khẩu gỗ vượt 13 tỷ USD

Trong tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam ước đạt 1,5 tỷ USD, tăng 20% so với tháng 9. Tính chung 10 tháng năm 2024, kim ngạch của ngành đã đạt 13,2 tỷ USD, tăng gần 21% so với cùng kỳ năm ngoái…

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Sáng 11/11, giá vàng miếng SJC vừa mở cửa đã lao dốc, quay trở về ngưỡng 81 - 85 triệu đồng/lượng (mua-bán). Trong khi đó, giá thế giới tiếp đà trượt giảm…

Cây chè là 1 trong 6 cây công nghiệp chủ lực của ngành nông nghiệp

Đưa ngành chè thoát bẫy giá rẻ khi xuất khẩu

Việt Nam được biết đến là một trong những quốc gia sản xuất chè lớn nhất thế giới, với những vùng chè trứ danh và hương vị đặc trưng, nhưng một thực tế là giá trị của chè Việt Nam trên thị trường quốc tế vẫn đang ở mức thấp so với mặt bằng chung…