Covid-19 "đánh sập" ông trùm bán lẻ của Mỹ

Hồ sơ phá sản của J.Crew là dấu hiệu mới nhất cho thấy mức độ nghiêm trọng mà đại dịch Covid-19 gây ra cho kinh tế nói chung và ngành bán lẻ nói riêng.
Covid-19 "đánh sập" ông trùm bán lẻ của Mỹ

J.Crew Group, đơn vị vận hành các thương hiệu thời trang như J.Crew và Madewell đã trở thành nhà bán lẻ đầu tiên của Mỹ nộp đơn xin bảo hộ phá sản kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát. 

Khởi đầu là nhà bán lẻ với chỉ một vài cửa hàng vào năm 1983, J.Crew Group sau đó được mua lại bởi các công ty cổ phần đầu tư tư nhân TPG Capital và Leonard Green & Partner trong một thoả thuận trị giá 3 tỷ USD năm 2011. J.Crew Group đã nhanh chóng phát triển trong 9 năm kể từ khi thoả thuận được ký kết, với 500 cửa hàng và đội ngũ 14.500 nhân viên. Song, bên cạnh đó, công ty cũng tích luỹ thêm nhiều nợ hơn trước: Vào năm 2010 - trước khi thoả thuận với các nhà đầu tư được hoàn tất, J.Crew đã báo cáo 50 triệu USD nợ dài hạn trên sổ sách của mình nhưng cho đến nay, con số này đã tăng lên 1,7 tỷ USD.

J.Crew cho biết công ty đã đệ đơn để bắt đầu các thủ tục Chương 11 tại Toà án liên bang Quận Đông Virginia. Họ cũng đã đạt được một thoả thuận với các công ty cho vay để chuyển đổi khoảng 1,65 tỷ USD nợ thành vốn chủ sở hữu. Nhà bán lẻ hy vọng sẽ có thể tiếp tục hoạt động kinh doanh và vượt lên sự phá sản như một công ty có lợi nhuận. 

Madewell, thương hiệu denim thuộc J.Crew Group vẫn đang có những bước phát triển nhanh chóng và dự kiến sẽ sớm được phát hành IPO. Vào năm ngoái, doanh số tại các địa điểm của Madewell đều tăng ít nhất ở mức 10% “Chúng tôi sẽ tiếp tục các hoạt động như thường nhật,” Jan Singer, CEO của J.Crew Group cho biết trong một tuyên bố. 

Việc đệ đơn xin phá sản không nhất thiết có nghĩa rằng công ty đó sẽ ngừng hoạt động. Nhiều công ty đã sử dụng cách thức này để giải quyết các khoản nợ mà họ không đủ khả năng để trả, đồng thời đóng cửa một số địa điểm, cửa hàng không đem lại lợi nhuận.

Chuyên gia về ngành bán lẻ, Reshmi Basu cho biết, các nhà bán lẻ cũng thường mở rộng những đợt sale thanh lý cửa hàng nhằm mục tiêu giải quyết hàng tồn kho cũng như tăng thu nhập tiền mặt. 

Hồ sơ phá sản của J.Crew là dấu hiệu mới nhất cho thấy mức độ nghiêm trọng mà đại dịch Covid-19 gây ra cho kinh tế nói chung và ngành bán lẻ nói riêng. Các nhà phân tích của UBS cho rằng việc “các cửa hàng, nhà bán lẻ phải đóng cửa sẽ có khả năng gia tăng nhanh chóng hậu đại dịch.” Bên cạnh đó, khoảng cách giữa những đơn vị có vị trí ổn định và các chuỗi hệ thống đang phải chật vật, sẽ ngày càng rộng hơn. 

Trong hồ sơ phá sản, J.Crew Group ước tính, tổng tài sản và nợ phải trả của công ty rơi vào khoảng từ 1 dến 10 tỷ USD. Công ty đã phải báo cáo khoản lỗ ròng 78,8 triệu USD trong năm tài chính gần đây nhất - cũng được coi là sự cải thiện so với khoản lỗ 120 triệu USD của 2018. Thu nhập được điều chỉnh trước lãi suất và thuế của J.Crew Group là 250,7 triệu USD, cao gấp đôi so với năm trước đó. Điều này cho thấy những dấu hiệu khả quan ... cho đến khi kế hoạch IPO cho thương hiệu Madewell bị Covid-19 “phá hỏng”. 

Nguồn: CNN

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…