Giá khởi điểm 19.300 đồng/cp, tương ứng giá khởi điểm trọn lô cổ phần hơn 338,9 tỷ đồng. Đây là toàn bộ số cổ phần Cienco 5 do SCIC sở hữu, tương ứng 40% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết đang lưu hành của Cienco5.
Trước đó, ngày 24/3/2014, Cienco 5 đã bán đấu giá lần đầu ra công chứng hơn 14,2 triệu cổ phần với giá khởi điểm 10.000 đồng/cp. Tuy nhiên kết quả chỉ có 8 nhà đầu tư đặt mua hơn 1,91 triệu cổ phần với giá trúng bình quân 10.025 đồng/cp. Tỷ lệ thành công chỉ 13,47%.
Gần 2 năm sau phiên IPO ế ẩm, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) lại đưa 10,18 triệu cổ phần Cienco5 ra bán đấu giá trọn lô với giá khởi điểm 10.010 đồng/cp. Khác với phiên IPO, lần này có 3 nhà đầu tư tranh mua là CII, CTCP Đầu tư Nam Trí và CTCP Đầu tư Hải Phát. Trong đó CTCP Đầu tư Nam Trí đang là cổ đông chiến lược sở hữu 15,5% vốn của Cienco5.
Kết quả hơn 10 triệu cổ phần đã được 1 nhà đầu tư trả giá gần gấp đôi giá khởi điểm, ở mức 19.870 đồng/cp, thu về hơn 202 tỷ đồng. Giá khởi điểm lần đấu giá này gần bằng với giá đấu thành công trong đợt bán cổ phần của Bộ GTVT.
Theo bản cáo bạch, ngoài SCIC đại diện cho phần vốn của Nhà nước, Cienco5 còn 2 cổ đông lớn khác là CTCP Đầu tư Hải Phát (Hải Phát Invest, mã: HPX) sở hữu gần 17 triệu cổ phần tương đương với 38,68% vốn điều lệ và CTCP Đầu tư Hải Phát Thủ Đô sở hữu hơn 6,8 triệu cổ phần tương ứng tỷ lệ 15,5%.
Như vậy sau phiên đấu giá trọn lô cổ phần năm 2016, cơ cấu cổ đông của Cienco 5 cũng đã có nhiều biến động.
Được biết, với hoạt động chính là đầu tư và kinh doanh bất động sản, Cienco 5 đã xây dựng nhiều dự án lớn như xây dựng khu đô thị mới Thanh Hà, cầu Cửa Đại, đường Hồ Chí Minh, Cao tốc Sài Gòn Trung Lương, đường Xuyên Á, Cao tốc Cầu Giẽ Ninh Bình, Cao tốc Đà Nẵng Quãng Ngãi…
Tuy nhiên, doanh nghiệp hiện đang làm ăn sa sút. Năm 2018, Cienco 5 chỉ đạt doanh thu vỏn vẹn 312 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế chưa đến 1 tỷ đồng. Năm 2019, Cienco 5 chỉ đặt mục tiêu doanh thu 466 tỷ đồng.