Sếp cũ của Vietnam Airlines làm Tổng giám đốc Bamboo Airway

Tân Tổng giám đốc Bamboo Airways có 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hàng không, từng đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng trong Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) và các công ty thành viên, như: Phó Tổng Giám đốc Vietnam Airlines, Tổng Giám đốc Hãng hàng không Cambodia Angkor Air…
Bamboo Airways có Tổng Giám đốc mới là sếp cũ của Vietnam Airlines

Ngày 21/5/2023, tại cuộc họp Hội đồng Quản trị, Bamboo Airwaysđã thông qua nghị quyết bổ nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc công ty đối với ông Nguyễn Minh Hải kể từ ngày 24/5/2023 sau khi thông qua đơn từ nhiệm của ông Nguyễn Mạnh Quân.

Ông Nguyễn Minh Hải là cử nhân Đại học Kinh tế quốc dân chuyên ngành Quản lý kinh doanh du lịch, đồng thời tốt nghiệp khoá cao cấp Lý luận chính trị của Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I.

Ông Nguyễn Minh Hải có 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hàng không, từng đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng trong Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) và các công ty thành viên, như: Phó Tổng Giám đốc Vietnam Airlines, Tổng Giám đốc Hãng hàng không Cambodia Angkor Air…

Trước đó, người tiền nhiệm là ông Nguyễn Mạnh Quân đã đệ trình đơn xin từ nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc lên Hội đồng Quản trị Bamboo Airways.

Ông Nguyễn Mạnh Quân đảm nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc Bamboo Airways từ tháng 7/2022. Trước đó, ông giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc từ tháng 7/2020, Phó Tổng Giám đốc Thường trực từ tháng 9/2020.

Dưới sự lãnh đạo của ông Nguyễn Mạnh Quân, Bamboo Airways đã đạt được nhiều thành tích trong hoạt động khai thác, kinh doanh. Bất chấp khó khăn từ dịch bệnh COVID-19, Bamboo Airways đã thiết lập các mốc doanh thu cao lịch sử trong nửa cuối năm 2022 nhờ phương án khai thác và kinh doanh sáng tạo. Hết quý I/2023, công suất khai thác đội tàu bay của Hãng đạt tiệm cận 100%.

Sự chuyển giao vị trí Tổng Giám đốc Bamboo Airways từ ông Nguyễn Mạnh Quân sang ông Nguyễn Minh Hải là một phần trong tiến trình tái cấu trúc Bamboo Airways, đặc biệt trong lĩnh vực quản trị - điều hành, nhằm hướng tới mở rộng thị trường và phát triển bền vững.

Mục tiêu trung hạn được Bamboo Airways xác định từ năm 2023 là tăng cường mạng bay quốc tế, nâng tầm chuẩn mực dịch vụ, từ đó đưa Bamboo Airways trở thành thương hiệu hàng không của châu Á và thế giới.

Hồi tháng 5, Công ty Cổ phần Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways - mã chứng khoán: BAV) tổ chức đại hội cổ đông bất thường.

Tại đại hội lần này, ông Lê Thái Sâm, Thành viên Hội đồng Quản trị tại FLC và Bamboo Airways đã gửi đến các cổ đông bản kiến nghị phát hành thêm 1,15 tỷ cổ phần, tương ứng tăng vốn 11.500 tỷ đồng.

Trong đó, 772 triệu cổ phần phát hành, tương ứng giá trị 7.720 tỷ đồng để hoán đổi cho chủ nợ; 378 triệu cổ phần phát hành cho nhà đầu tư chiến lược.

Đối tượng chào bán là các chủ nợ thỏa mãn các tiêu chí như: Cho công ty vay tiền mà không có/không yêu cầu tài sản đảm bảo; tổng dư nợ từ 1.000 tỷ đồng trở lên và chủ nợ có yêu cầu hoán đổi nợ thành cổ phần.

Ông Sâm cũng cho biết thêm, từ giữa năm 2022 đến ngày 10/4, tổng số tiền Bamboo Airways nợ ông là hơn 7.727 tỷ đồng với điều kiện ưu đãi là không lãi suất và/hoặc lãi suất thấp và không yêu cầu tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, công ty vẫn chưa có kế hoạch cụ thể để hoàn trả số nợ gốc và lãi nói trên.

Trước đó, Tập đoàn FLC đã thông báo thông qua hợp đồng nguyên tắc chuyển nhượng toàn bộ cổ phần BAV sang ông Lê Thái Sâm

Sau khi ông Sâm có đề xuất, Đại hội đã thông qua việc uỷ quyền cho Hội đồng quản trị Bamboo Airways thực hiện các thủ tục cần thiết để phát hành cổ phần riêng lẻ tăng vốn điều lệ.

Hiện tại, vốn điều lệ của Bamboo Airways là 18.500 tỷ đồng. Sau khi phát hành thành công, vốn điều lệ của Bamboo Airways sẽ đạt mức 30.000 tỷ đồng.

Việc tăng vốn này ngoài trả nợ, sẽ giúp Bamboo có tài chính để chi trả cho các hoạt động thường xuyên như thanh toán tiền thuê tàu bay, các chi phí phục vụ mặt đất, kỹ thuật, khai thác bay… cũng như tái cơ cấu lại doanh nghiệp.

Vào tháng 4, Hội đồng Quản trị Bamboo Airways đã tổ chức tại phiên họp đại hội cổ đông bất thường lần 1 với mục đích chính là tăng vốn điều lệ thêm 9.570 tỷ đồng. Tuy nhiên, có đến 56,4% cổ đông tham dự không tán thành.

Có thể bạn quan tâm

Ông Dương Văn Bắc, tân Tổng giám đốc Novaland

Novaland có Tổng giám đốc mới

Ông Dương Văn Bắc tốt nghiệp Thạc sĩ Tài chính và Ngân hàng của Trường Đào tạo Thạc sỹ Quản lý đa ngành tại Việt Nam (CFVG), có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư và tài chính, chuyên sâu về định giá, thị trường tài chính và tiền tệ.

Duy trì danh mục với cổ phiếu giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định

Duy trì danh mục với cổ phiếu giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định

Nhà đầu tư chỉ nên duy trì danh mục đối với những cổ phiếu xác nhận hỗ trợ thuyết phục, giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc vẫn tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định. Đồng thời, có thể cân nhắc giải ngân thêm khi thị trường có nhịp rung lắc ở những cổ phiếu này...

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Trong 9 tháng đầu năm 2024, MWG ghi nhận doanh thu thuần đạt 99.767 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 2.881 tỷ đồng, gấp hơn 37 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Với kết quả này, MWG đã hoàn thành gần 80% mục tiêu doanh thu và vượt 20% kế hoạch lợi nhuận cả năm mà công ty đề ra...

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq lập kỷ lục mới trong phiên 29/10 khi các nhà đầu tư đánh giá hàng loạt báo cáo lợi nhuận và chờ đợi kết quả từ Alphabet được công bố sau giờ đóng cửa…

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nhà đầu tư nên theo sát diễn biến tỷ giá, giá dầu và các thị trường thế giới để chờ đợi các tín hiệu xác nhận xu hướng hồi phục rõ ràng hơn. Đồng thời, tập trung nắm giữ các cổ phiếu dài hạn và chuẩn bị sẵn lượng tiền mặt để giải ngân khi các cổ phiếu này về định giá hấp dẫn...