Sự "đảo chiều" của thị trường bất động sản: Hà Nội hút khách hơn TP.HCM

Nhu cầu tìm kiếm, lượng quan tâm và giá tại Hà Nội tăng cao hơn TP.HCM, cho thấy thị trường bất động sản đang có sự dịch chuyển từ phía Nam ra phía Bắc.

Đây là đánh giá của ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc kênh thông tin batdongsan.com.vn tại Hội nghị bất động sản Việt Nam – VRES 2021 đang diễn ra.

Theo ông Nguyễn Quốc Anh, năm 2021 “bản đồ” thị trường bất động sản (BĐS) đã có sự thay đổi khi nhu cầu tìm kiếm và mức độ quan tâm của khách hàng tập trung vào Hà Nội nhiều hơn. Cụ thể:

Nếu tính theo mức độ tìm kiếm theo khu vực, Hà Nội chiếm 40%, TP.HCM 29%, còn lại là các tỉnh thành khác trong cả nước. Ông Quốc Anh cho rằng, đây là sự chuyển dịch bất ngờ, chứng minh cho luận điểm dòng tiền đầu tư đang có dịch chuyển từ miền Nam ra miền Bắc.

Sự quan tâm, lượt tìm kiếm, giá bất động sản tại Hà Nội đang tăng cao hơn TP.HCM cho thấy dòng tiền đang có xu hướng dịch chuyển từ miền Nam ra miền Bắc.
Sự quan tâm, lượt tìm kiếm, giá bất động sản tại Hà Nội đang tăng cao hơn TP.HCM cho thấy dòng tiền đang có xu hướng dịch chuyển từ miền Nam ra miền Bắc.

Ông Quốc Anh chia sẻ, hiện nguồn cung bị ảnh hưởng nhiều, nguồn cung sơ cấp và thứ cấp có xu hướng giảm dần, nếu như quý I/2021 là 74.000 căn hộ, thì quý II là 56.000 căn và quý III là 36.000 căn.

Mặt bằng giá cả 3 loại hình đều tăng, nhưng mức biến động Hà Nội tăng hơn TP.HCM. Đơn cử như tại Hà Nội, giá chung cư năm 2020 đạt 34 triệu đồng/m2, 2021 đạt 36 triệu đồng/m2. Còn tại TP.HCM năm 2020 đạt 32 triệu đồng/m2 đến 2021 đạt 34 triệu đồng/m2.

Giá nhà riêng tại Hà Nội năm 2020 đạt 101 triệu đồng/m2, năm 2021 tăng 103 triệu đồng/m2. Giá nhà phố tại Hà Nội tăng chậm hơn, nếu như năm 2020 là 322 triệu đồng/m2, năm 2021 tăng 349 triệu đồng/m2. Trong khi đó, TP.HCM, năm 2020 là 309 triệu đồng/m2, năm 2021 tăng 359 triệu đồng/m2… Nhìn số liệu trên cũng cho thấy, mặt bằng giá dịch chuyển ra phía Bắc.

Đánh giá về giá bất động sản tăng, ông Quốc Anh cho biết, do nguồn cung đang suy giảm, nhu cầu đầu tư gia tăng, đây là hai nguyên nhân chính làm tăng giá bất động sản năm 2021.

Về mức độ quan tâm tìm kiếm chung cư, Hà Nội một lần nữa lại là khu vực có lượng quan tâm phục hồi hơn cả. Lấy mốc giai đoạn tháng 1/2021 sự quan tâm tìm kiếm chung cư là 100%, đến tháng 6 mức độ quan tâm của Hà Nội chỉ 56%, Bình Dương 44%, TP.HCM 48%. Nhưng đến tháng 11/2021, mức độ quan tâm tìm kiếm chung cư ở Hà Nội phục hồi về 91%, Bình Dương 79%, TP.HCM 85%.

Giá rao bán chung cư năm 2021 tăng tại tất cả các phân khúc. Tại Hà Nội, chung cư bình dân 23.5 triệu đồng/m2 (tăng 8%); chung cư trung cấp 32.5 triệu đồng/m2 (tăng 5%); chung cư cao cấp 45.5 triệu đồng/m2 (tăng 3%). Tại TP.HCM, chung cư trung cấp 33 triệu đồng/m2 (tăng 6%); cao cấp 48 triệu đồng/m2 (tăng 2%). Tại Bình Dương, chung cư bình dân 24 triệu đồng/m2 (tăng 8%); trung cấp 33.2 triệu đồng/m2 (tăng 6%).

Đối với thị trường nhà riêng, mặt phố, năm 2021 mức độ quan tâm nhà đất bán tăng ở Hà Nội và giảm ở TP.HCM. Tại Hà Nội nhà mặt phố mức độ quan tâm năm 2021 là 142 % (tăng 42% so với 2019), nhà riêng bán đạt 117% (tăng 17% so với 2019). Tại TP.HCM, nhà mặt phố bán và nhà riêng bán đều năm 2021 đạt 67% (giảm 33% so với năm 2019).

Nhận định về thị trường bất động sản 2022, ông Quốc Anh cho rằng, nhu cầu mua nhà để đầu tư tiếp tục tăng cao trong 1-2 năm tới, mức độ quan tâm chung cư được kỳ vọng duy trì ổn định, trong khi lượng tìm kiếm đất nền có thể tăng tại những khu vực có thông tin quy hoạch và đầu tư công.

Đối với nhà riêng, nhà mặt phố, mức độ quan tâm và lượng tin đăng bất động sản cho thuê tăng trở lại khi du lịch mở lại và người dân quen dần với dịch bệnh; giá rao bán ổn định có xu hướng gia tăng tại những khu dân cư mới.

Đất nền tiếp tục thu hút lượng tìm kiếm cao tại những khu vực có đầu tư công: mức độ quan tâm và lượng tin đăng, giá rao bán ổn định và gia tăng tại 1 số khu vực.

Xem thêm

Nhận định thị trường Bất động sản những tháng cuối năm 2021

Nhận định thị trường Bất động sản những tháng cuối năm 2021

Đại dịch Covid-19 ngày càng ảnh hưởng sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới. Nền kinh tế Việt Nam cũng đứng trước đầy thách thức và khó khăn. Chính phủ phải điều chỉnh các mục tiêu tăng trưởng, chính sách tài khóa. Thị trường BĐS vì vậy cũng bị ảnh hưởng.
4 điểm nghẽn pháp lý của thị trường bất động sản

4 điểm nghẽn pháp lý của thị trường bất động sản

Điểm nghẽn trong pháp lý trên thị trường bất động sản thời gian qua đã để lại nhiều hệ quả làm hạn chế sự phát triển bình thường của thị trường bất động sản, làm cho giá tăng cao, gây bất bình trong xã hội.

Có thể bạn quan tâm

Có hiện tượng người tham gia đấu giá trả giá cao bất thường, có dấu hiệu thổi giá trong đấu giá đất

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh hoạt động đấu giá đất

Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường, kịp thời phát hiện các bất cập trong quy định pháp luật để tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp...

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Với mức giá bất động sản hiện tại, những người có thu nhập rất khó sở hữu một căn nhà. Tuy nhiên, các chuyên gia bất động sản chỉ ra rằng, giải pháp không nằm ở nội đô chật chội mà ở các khu vực ven đô đang phát triển…