Sụt hơn 700 điểm, Dow Jones ghi nhận phiên giảm mạnh nhất trong 6 tuần

Dow Jones rớt 2.93%, S&P 500 giảm 2.52% và Nasdaq Composite sụt 2.43%.
Sụt hơn 700 điểm, Dow Jones ghi nhận phiên giảm mạnh nhất trong 6 tuần

Chứng khoán Mỹ giảm mạnh trong ngày thứ Năm, khi động thái áp đặt thuế quan lên tới 60 tỷ USD đối với hàng nhập khẩu Trung Quốc của Tổng thống Donald Trump đã làm dấy lên lo ngại về tác động đối với nền kinh tế toàn cầu. Tất cả 3 chỉ số chứng khoán chính trên Phố Wall ghi nhận phiên sụt giảm mạnh nhất về phương diện phần trăm kể từ giai đoạn điều chỉnh cách đây 6 tuần, Reuters đưa tin.

Ông Trump đã ký một sắc lệnh áp đặt thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu Trung Quốc chỉ sau một giai đoạn tham vấn. Trung Quốc sẽ có thời gian để phản ứng trước thông tin này, làm giảm nguy cơ trả đũa ngay lập tức từ Bắc Kinh.

uy nhiên, sau khi chứng khoán phục hồi phần nào từ các mức thấp hồi đầu phiên, áp lực bán tháo bắt đầu tăng lên trên Phố Wall vào cuối phiên khi các nhà đầu tư lo ngại về quy mô của sắc lệnh này và những tác động tiềm ẩn có thể xảy ra đối với thương mại toàn cầu.

Cổ phiếu các công ty công nghiệp chủ chốt sụt giảm. Cụ thể, cổ phiếu Boeing sụt 5.2%, cổ phiếu Caterpillar lao dốc 5.7% còn cổ phiếu 3M Co giảm 4.7%. Cả 3 cổ phiếu này tác động tiêu cực nhất đến Dow Jones. Lĩnh vực công nghiệp thuộc S&P 500 mất 3.28%.

Động thái bán tháo diễn ra trên diện rộng, tuy nhiên, chỉ có lĩnh vực phòng thủ tiện ích là trái ngược trong số 11 lĩnh vực chính thuộc S&P 500 khi tiến 0.44%.

Vào ngày thứ Năm, chỉ số đo lường trạng thái biến động CBOE (VIX), thước đo tốt nhất về mức độ sợ hãi trên Phố Wall, vọt 5.48 điểm lên 23.34, mức đóng cửa cao nhất kể từ tháng 2/2018.

Giá trái phiếu Chính phủ Mỹ tăng khi nhà đầu tư tìm đến các tài sản trú ẩn an toàn. Lợi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm giảm từ 2.907% vào cuối ngày thứ Tư xuống 2.8244%.

Lợi suất suy yếu gây sức ép lên lĩnh vực tài chính, khiến lĩnh vực này lao dốc 3.7% và có thành quả tồi tệ nhất trong số các lĩnh vực chính.

Cũng trong ngày thứ Năm, cổ phiếu Facebook tiếp tục giảm 2.7% và tác động tiêu cực đến hầu hết thị trường và lĩnh vực công nghệ, vốn là lĩnh vực có thành quả tốt nhất thuộc S&P 500 từ đầu năm đến nay. Chỉ số công nghệ thuộc S&P 500 sụt 2.69% do những e ngại về việc gia tăng quy định sau vụ bê bối rò rỉ thông tin người dùng của Facebook.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Năm, chỉ số Dow Jones giảm 724.42 điểm (tương đương 2.93%) xuống 23,957.89 điểm, chỉ số S&P 500 mất 68.24 điểm (tương đương 2.52%) còn 2,643.69 điểm và chỉ số Nasdaq Composite lùi 178.61 điểm (tương đương 2.43%) xuống 7,166.68 điểm.

Đây là phiên sụt giảm mạnh nhất về phương diện phần trăm của mỗi chỉ số kể từ ngày 08/02/2018, khi Dow Jones và S&P 500 xác nhận bước vào giai đoạn điều chỉnh.

Số cổ phiếu giảm vượt số cổ phiếu tăng trên sàn New York theo tỷ lệ 4.51:1. Trên sàn Nasdaq, tỷ lệ này là 4.09:1.

Khoảng 7.77 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên các sàn giao dịch của Mỹ, cao hơn mức bình quân phiên trong hơn 20 phiên vừa qua là 7.17 tỷ, dữ liệu của Thomson Reuters cho thấy.

Có thể bạn quan tâm

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Giá gạo tại Nhật Bản liên tục tăng cao do sản lượng sụt giảm và làn sóng quá tải khách du lịch. Những yếu tố này đang đẩy chi phí tiêu dùng lên mức kỷ lục, đồng thời gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng thực phẩm địa phương…

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang đối mặt với thách thức chồng chất thách thức, khi dân số sụt giảm mạnh, thu nhập đình trệ và lượng nhà tồn kho khổng lồ. Những yếu tố này liên tục giáng đòn mạnh vào tâm lý của cả người mua nhà lẫn các nhà đầu tư, khiến triển vọng phục hồi trở nên mờ mịt…

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Quốc hội Iran vừa thông qua nghị quyết cho phép đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến hàng hải huyết mạch với hơn 1/5 lượng dầu mỏ thế giới được vận chuyển qua mỗi ngày. Động thái này làm dấy lên những lo ngại sâu sắc về sự ổn định của thị trường năng lượng toàn cầu và các tuyến đường vận chuyển quốc tế…

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất trong bối cảnh nền kinh tế được dự báo sẽ đối mặt với lạm phát cao hơn và tốc độ tăng trưởng chậm lại. Dù vậy, Fed vẫn dự kiến sẽ tiến hành hai lần cắt giảm lãi suất trong năm 2025…

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Căng thẳng leo thang giữa Israel và Iran khiến giá dầu tăng vọt, làm dấy lên lo ngại lạm phát toàn cầu và có thể buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải tiếp tục trì hoãn kế hoạch cắt giảm lãi suất…