Tại sao Starbucks và các chuỗi cafe quốc tế “khó sống” tại Việt Nam?

Là nhà sản xuất cà phê lớn thứ hai thế giới, Việt Nam được biết đến với chất lượng cà phê của mình. Chính vì vậy, rất khó để Starbucks hay các chuỗi cafe quốc tế có thể “lấy lòng” được thị trường địa phương.
Tại sao Starbucks và các chuỗi cafe quốc tế “khó sống” tại Việt Nam?

Những món đô uống cà phê Việt Nam thường được ủ bằng hạt cà phê robusta, có vị đắng, sắc cùng hàm lượng caffein cao hơn hẳn so với hạt arabica. Hạt robusta có sẵn trên khắp Việt Nam, trong khi hạt cà phê arabica lại được phục vụ hầu hết ở các cửa hàng cà phê phương Tây. 

Tầng lớp trung lưu đang phát triển và thị trường cho các cửa hàng trà, cafe đặc sản ở Việt Nam có trị giá lên tới hơn 1 tỷ USD, theo Euromonitor International. 

Các chuỗi của hàng cafe của địa phương đang mở rộng nhanh và hoạt động tốt hơn hẳn so với nhiều đối thủ quốc tế bởi họ có mức giá thấp hơn, thích ứng nhanh với xu hướng mới và từ lâu đã để lại một dấu ấn sâu đâm trong lòng người dân Việt Nam. 

Trong số những thương hiệu quốc tế đang cố gắng phát triển tại Việt Nam, Starbucks lả cái tên nổi bật hơn cả, mặc dù có giá thành khá cao so với mặt bằng chung. 

Grace Chia, nhà phân tích cấp cao tại Euromonitor International chia sẻ: “Chúng tôi quan sát thấy rằng Coffee Bean & Tea Leaf hoạt động không hiệu quả tại thị trường Việt Nam. Coffee Bean & Tea Leaf không có mức giá phải chăng như những chuỗi cà phê địa phương nổi tiếng như Highlands Coffee, … và nó cũng không cung cấp những thực đơn mới theo mùa hay các sự kiện đặc biệt cho khách hàng như Starbucks để có thể chứng minh được sự xứng đáng với mức giá cao của mình.” 

Dù cho gặp nhiều khó khăn tại thị trường khó tính, nhưng các chuỗi cà phê lớn trên thế giới vẫn chọn Việt Nam là mục tiêu mở rộng bởi những bứt phá về kinh tế, xã hội của đất nước trong thời gian qua.  

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…