Tập đoàn Điện lực cần triển khai giải pháp "gỡ" những vướng mắc về đầu tư xây dựng các dự án

Tập đoàn Điện lực Việt Nam cần triển khai các giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về đầu tư xây dựng các dự án điện như Ô Môn III, Trị An mở rộng...

Đó là chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Nguyễn Hoàng Anh tại buổi làm việc giữa Bộ Công Thương, cùng Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp với lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Tại buổi làm việc, sau khi nghe báo cáo của Tập đoàn Điện lực về đầu tư xây dựng các dự án nguồn điện và lưới điện, tình hình cân đối tài chính của EVN năm 2022-2023 và xây dựng phương án giá bán lẻ điện bình quân năm 2023, Chủ tịch Nguyễn Hoàng Anh đã có chỉ đạo nêu trên.

Song song đó, ông Nguyễn Hoàng Anh cũng "thúc" Tập đoàn Điện lực phối hợp với các cơ quan liên quan hoàn thiện báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét về các giải pháp đảm bảo cân bằng kết quả sản xuất kinh doanh điện năm 2022 trong đó có các nội dung liên quan đến đánh giá, xếp loại doanh nghiệp.

Tập đoàn Điện lực cần triển khai giải pháp "gỡ" những vướng mắc về đầu tư xây dựng các dự án
Tập đoàn Điện lực cần triển khai giải pháp "gỡ" những vướng mắc về đầu tư xây dựng các dự án

Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã đánh giá cao sự nỗ lực của Tập đoàn Điện lực trong việc đảm bảo cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và sinh hoạt của nhân dân, đặc biệt trong bối cảnh Tập đoàn Điện lực phải đối mặt với những thách thức, khó khăn chưa từng có và hết sức dị biệt trong thời gian qua.

Về những kiến nghị của Tập đoàn Điện lực đối, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã trực tiếp có ý kiến chỉ đạo các cơ quan liên quan thuộc Bộ phối hợp chặt chẽ với Tập đoàn Điện lực triển khai các giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc.

Cụ thể, đối với việc xây dựng các phương án điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân năm 2023, Bộ trưởng đề nghị Tập đoàn Điện lực cần bám sát, tuân thủ quy trình thực hiện theo quy định tại Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg ngày 30/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân. Việc điều chỉnh giá điện cần phải được tính toán, đánh giá, cân nhắc đầy đủ tác động đến lạm phát, đời sống người dân và điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ và đúng quy định.

Liên quan đến phương án giá bán lẻ điện bình quân năm 2023, hồi đầu tháng này Bộ trưởng Bộ Công Thương đã có văn bản chỉ đạo Tập đoàn Điện lực khẩn trương hoàn thành việc tính toán phương án giá bán lẻ điện bình quân năm 2023, báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều 5 Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg.

Trên cơ sở báo cáo của Tập đoàn Điện lực về đề xuất điều chỉnh phương án giá bán điện, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan liên quan để kiểm tra, rà soát các đề xuất của Tập đoàn Điện lực. Báo cáo của Tập đoàn Điện lực cũng là căn cứ để Bộ Công Thương hoàn thành tính toán phương án giá bán lẻ điện bình quân năm 2023, báo cáo các cấp có thẩm quyền theo quy định.

Theo báo cáo của Tập đoàn Điện lực, năm 2022 tập đoàn lỗ 31.000 tỷ đồng do chi phí đầu vào cho sản xuất điện tăng cao. Vì vật, việc điều chỉnh giá điện để Tập đoàn Điện lực đảm bảo cân bằng tài chính.

Có thể bạn quan tâm