Tàu ngầm khổng lồ Belgorod của Nga, phương tiện mang siêu ngư lôi Poseidon lần đầu thử nghiệm

Tàu ngầm 'Nhiệm vụ đặc biệt' mới nhất của Hải quân Nga, K-329 Belgorod, lần đầu tiên ra khơi. Naval News, dẫn nguồn tin mạng xã hội cho biết, tàu ngầm rời Severodvinsk ngày 25/6/2021, bắt đầu của các cuộc thử nghiệm trên biển của Hải quân Nga.

K-329 là chiến hạm đầu tiên của Dự án 09852, tàu ngầm tuần dương mang ngư lôi không người lái trang bị đầu đạn hạt nhân Poseidon. Được đóng lại từ thiết kế tàu ngầm hạt nhân dự án 949A Antey và chèn thêm các khoang, do đó Belgorod trở thành tàu ngầm dài nhất thế giới - 184 mét. Năm 2019, tàu ngầm được hạ thủy.

Tàu ngầm K-329 Belgorod
Tàu ngầm K-329 Belgorod

Mặc dù thông số kỹ thuật chi tiết chưa được công bố nhưng Belgorod là tàu ngầm lớn nhất được đóng trong 30 năm qua. Thực tế, lớn hơn Belgorod chỉ có các tàu ngầm lớp Typhoon.

Thân tàu ngầm lớp Oscar-II này ước tính dài 184 mét, chiều ngang khoảng 15 mét. Lượng giãn nước thực tế có thể sẽ hơn đáng kể so với thông số 19.000 tấn của lớp tàu ngầm Oscar-II và lớn hơn tất cả các tàu ngầm lớn nhất của phương Tây, lớp Ohio Hải quân Mỹ.

Tàu ngầm được hạ thủy ngày 23/4/2019 tại Severodvinsk. Tại đây, nhà sản xuất Sevmash đã tiến hành các cuộc thử nghiệm hệ thống vũ khí mới và lò phản ứng hạt nhân.

Chiến hạm được dự kiến sẽ bắt đầu thử nghiệm vào tháng 4, sau khi băng ở Bắc Cực rút đi ngày 25.4. Nhưng phải đến ngày 25/6, sau nhiều lần kiểm tra, bảo dưỡng, tàu ngầm mới chính thức được ra khơi thử nghiệm.

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...