Tesla Cybertruck của Elon Musk làm dấy lên lo ngại về an toàn

Thiết kế của mẫu xe điện Cybertruck khiến các chuyên gia trong ngành lo ngại rằng bộ khung ngoài bằng thép không gỉ thô cứng có thể làm bị thương người đi bộ và người đi xe đạp cũng như làm hỏng các phương tiện khác trên đường phố...

Thiết kế của chiếc Tesla Cybertruck vốn đã vấp phải nhiều tranh cãi
Thiết kế của chiếc Tesla Cybertruck vốn đã vấp phải nhiều tranh cãi

Cybertruck được thiết kế với nhiều mặt phẳng và các cạnh dài nhọn khác biệt về mặt thị giác. Đây là chiếc xe đầu tiên có ngoại thất bằng thép không gỉ kể từ chiếc DeLorean được xuất hiện lần đầu tiên trong bộ phim "Trở lại tương lai" năm 1985.

Với mức giá khởi điểm 60.990 USD, Cybertruck sẽ không phải là phương tiện có số lượng lớn như Model Y. Tuy nhiên, Tesla có thể đạt tốc độ sản xuất khoảng 250.000 chiếc Cybertruck mỗi năm vào năm 2025.

Giám đốc điều hành Elon Musk từng tiết lộ rằng độ cứng cáp của vật liệu này thậm chí đã phá vỡ cả máy dập tạo thành các tấm thép, nhưng đồng thời cũng ca ngợi độ dẻo dai của xe. Trong sự kiện ra mắt tại nhà máy ở Austin, Texas (Mỹ), Tesla nhấn mạnh rằng các tấm thân xe bằng thép không gỉ cán nguội được thiết kế để hấp thụ lực tác động khi va chạm. Cấu trúc phía trước và phía sau có các “gân” hấp thụ năng lượng giúp tiêu tán năng lượng và khi va chạm từ bên, lớp vỏ cửa sẽ chịu phần lớn tải trọng va chạm.

Chính CEO Elon Musk đã tự tin trong một bài đăng trên mạng xã hội rằng ông tin tưởng việc Cybertruck an toàn hơn đối với cả người ngồi trong xe và người đi bộ bên ngoài so với các loại xe khác.

Hãng tin Reuters đã cuộc trò chuyện xin ý kiến của 6 giáo sư và chuyên gia đầu ngành, những người đã kiểm tra video về các cuộc thử nghiệm va chạm do Tesla thực hiện cho mẫu xe điện mới nhất của họ sau gần 4 năm.

Giáo sư chuyên ngành an toàn ô tô của Đại học George Washington, Samer Hamdar nêu lên mối lo ngại về “vùng hấp thụ xung lực” hạn chế, nhưng nói thêm rằng các tính năng khác có thể bù đắp cho điều đó.

Phần lớn mối quan tâm tập trung vào những người tham gia giao thông bên ngoài Cybertruck.

Ông Adrian Lund, cựu chủ tịch của Viện Bảo hiểm An toàn Đường cao tốc (IIHS), nơi có các bài kiểm tra va chạm được đặt tiêu chuẩn ngành, nhận định: “Vấn đề đáng ngại nhất hiện nay là nếu Tesla thực sự sử dụng các lớp thép không gỉ dày để làm cho vỏ xe thô cứng hơn thì khi con người hay phương tiện khác va chạm với nó sẽ phải chịu thương tích nghiêm trọng”.

“Nếu va chạm với một phương tiện như Cybertruck, thì khả năng cao chiếc xe của bạn sẽ bị nghiền nát trong khi xe kia có thể chống cự tốt hơn”, David Friedman, cựu quyền giám đốc Cục Quản lý An toàn Giao thông Đường cao tốc Quốc gia Mỹ đã mô tả tác động đối với người “yếu thế” hơn trong một vụ va chạm.

Bà Julia Griswold, giám đốc Đại học California, Trung tâm Giáo dục và Nghiên cứu An toàn Giao thông An toàn của Berkeley, cho biết bà cảm thấy “báo động” trước các video thử nghiệm va chạm mà Tesla đăng tải. Theo bà, trọng lượng nặng của những chiếc xe này và khả năng tăng tốc cao của chúng là rủi ro cho người đi đường.

Tesla chưa cho biết liệu Cybertruck có được tung ra ở châu Âu hay không, nhưng kỹ sư trưởng của hãng trong tháng này đã nói với tạp chí ô tô TopGear rằng các quy định an toàn của EU, vốn hạn chế những vật thể nhọn nhô ra bên ngoài nhằm bảo vệ người đi bộ, có thể khiến việc bán hàng ở đó trở nên khó khăn.

Hội đồng An toàn Giao thông Châu Âu có trụ sở tại Brussels chia sẻ: "Chúng tôi hy vọng Tesla không mang chiếc xe này đến châu Âu. Một chiếc xe có kích thước, sức mạnh và trọng lượng khổng lồ như vậy sẽ gây tử vong cho người đi bộ và người đi xe đạp khi va chạm".

Khác với châu Âu, các cơ quan quản lý Mỹ dựa vào việc các nhà sản xuất ô tô tự kiểm tra và chứng nhận khả năng tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn. Elon Musk khẳng định trong một cuộc phỏng vấn gần đây với nhà tư vấn ô tô Sandy Munro rằng Cybertruck đã vượt qua quá trình xem xét theo quy định. Khoảng một chục chiếc xe Cybertruck đầu tiên đã được giao cho người mua vào tuần trước.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

40 triệu xe máy Honda đã được lắp ráp tại Việt Nam

40 triệu xe máy Honda đã được lắp ráp tại Việt Nam

Honda Việt Nam chính thức kỷ niệm dấu mốc lịch sử khi xuất xưởng chiếc xe máy thứ 40 triệu tại nhà máy Vĩnh Phúc. Con số này không chỉ cho thấy quy mô sản xuất ấn tượng của hãng xe Nhật Bản tại Việt Nam, mà còn khẳng định vị thế vững chắc của Honda với thị trường Việt Nam suốt gần 30 năm qua...

Mazda và mẫu xe “đáng tự hào”

Mazda và mẫu xe “đáng tự hào”

Nếu RX-7 và RX-8 được biết đến là hơi cầu kỳ và không thực sự chắc chắn thì Mazda đã từng có một mẫu xe cực kỳ “đáng tin cậy” trên thị trường...

Trung Quốc xuất khẩu xe '0 km' dưới dạng đã qua sử dụng sang thị trường quốc tế

"Độc lạ Trung Quốc": Bán xe mới dưới lốt xe đã qua sử dụng

Những chiếc xe "0 km" này chưa bao giờ lăn bánh trên đường, nhưng chúng đang được xuất khẩu dưới dạng xe đã qua sử dụng sang các thị trường như Nga, Trung Á và Trung Đông, cho phép các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc tăng trưởng và loại bỏ những chiếc xe khó bán trong nước...

Sau Grab, BYD kết hợp cùng Be Group để mở rộng thị phần

Sau Grab, BYD kết hợp cùng Be Group để mở rộng thị phần

Không chỉ dừng ở việc hợp tác cùng Grab, BYD Việt Nam tiếp tục hỗ trợ các tài xế công nghệ của Be Group để tối ưu trải nghiệm cho hành khách và cũng là một phần trong kế hoạch mở rộng thị phần của hãng xe điện Trung Quốc này...

Xe được trang bị pin Lithium-ion dung lượng 30,6 Ah đặt ở sàn để chân, cho tầm hoạt động 50km/lần sạc và đạt chuẩn chống nước IP67. Thời gian sạc pin từ 0-100% là gần 7,5 tiếng. Có 2 cách sạc pin là cách cắm trực tiếp vào cổng sạc trên xe hoặc tháo rời pin để sạc.

Đánh giá Honda Icon e: Xe máy điện phù hợp với "hội chị em"

Không có lợi thế về quãng đường di chuyển nhưng bù lại Honda Icon e: mang đến nhiều tiện ích sử dụng, khả năng vận hành nhẹ nhàng và một số yếu tố rất dễ chinh phục những chị em học sinh, sinh viên hoặc dân công sở trong việc sử dụng hàng ngày...