Elon Musk có thời điểm mất hàng trăm tỷ USD vì cổ phiếu Tesla

Mức sụt giảm chưa từng có trong giá trị tài sản ròng của Elon Musk vào đầu năm này từng được Kỷ lục Guiness thế giới ghi nhận là "sự mất mát tài sản tồi tệ nhất trong lịch sử”…

Nhà sáng lập Tesla Elon Musk
Nhà sáng lập Tesla Elon Musk

Trích dẫn dữ liệu của Bloomberg Billionaires Index, tỷ phú công nghệ Elon Musk đã từng có thời điểm mất tới 200 tỷ USD trong giai đoạn tháng 11/2021 đến tháng 1/2023 vì cổ phiếu Tesla lao dốc.

Đó là một khoản lỗ lớn nhất trong lịch sử, theo Guinness, vượt qua cả kỷ lục trước đó được thiết lập trong vụ sụp đổ bong bóng dotcom năm 2000 khiến tỷ phú Nhật Bản Masayoshi Son, Giám đốc điều hành của SoftBank, mất trắng 58,6 tỷ USD (tương đương khoảng 100 tỷ USD ngày nay).

Đo lường giá trị ròng của các cá nhân tại một thời điểm nhất định là một công việc khó khăn. Các doanh nhân có giá trị ròng gắn liền với giá trị của một cổ phiếu cụ thể có thể thấy những biến động lớn trong khung thời gian ngắn do các yếu tố bên ngoài như điều kiện thị trường hoặc chính sách của chính phủ.

Nhưng cuộc khủng hoảng vào đầu năm nay lại là lỗi do chính Elon Musk tạo ra. Ông đã sẵn sàng bán một lượng đáng kể cổ phiếu Tesla để mua lại nền tảng truyền thông Twitter với giá cao, ngay khi nhà sản xuất ô tô phải chịu sự cạnh tranh ngày càng tăng trên thị trường xe điện, tình trạng thiếu chip, nguyên liệu thô và sản xuất bị đình trệ.

Sự thất vọng với Elon Musk đã bùng phát thành các vụ kiện của cổ đông nhằm vào Tesla. Các nhà đầu tư tức giận chỉ ra rằng Elon Musk đang dành quá nhiều thời gian để cố gắng sửa chữa “con tàu chìm Twitter” và khiến Tesla đang phải gánh chịu hậu quả.

Theo Bloomberg News, SpaceX, công ty sản xuất vũ trụ của Elon Musk, chiếm hơn 37% giá trị tài sản ròng của ông và cổ phần trong Tesla được giao dịch công khai chiếm khoảng 33%. Phần còn lại được tạo thành từ cổ phần của Twitter và Boring Company, công ty được thành lập để xây dựng các đường hầm với mục tiêu giải tỏa giao thông đô thị.

Phần lớn sự sụt giảm trong giá trị tài sản ròng của Elon Musk là do giá trị biến động của cổ phiếu Tesla. Về phía mình, ông Elon Musk lại cho rằng điều này là bởi các xu hướng kinh tế vĩ mô, bao gồm cả mức lãi suất cao trong lịch sử của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), chứ không phải do sự thờ ơ của mình đối với công ty như các nhà đầu tư đã chỉ trích.

Tuy nhiên, có vẻ như chính Elon Musk cũng đã ngầm thừa nhận mối lo ngại của các nhà đầu tư rằng khoản đầu tư vào Twitter đang làm giảm giá trị của các dự án khác. "Tôi sẽ đảm bảo rằng các cổ đông của Tesla sẽ được hưởng lợi lâu dài từ Twitter", Elon Musk đã tweet vào tháng 12/2022 nhưng không cung cấp thêm chi tiết cụ thể.

Sự sụt giảm tài sản cá nhân không phải là điều bất thường ở cấp độ kinh doanh lớn, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ - mặc dù quy mô thiệt hại của Elon Musk vào cuối năm trước là đáng kinh ngạc. Mặc dù vậy, Tesla đã nhanh chóng lấy lại được phong độ kể từ đó đến nay, đưa nhà sáng lập trở về vị trí người đàn ông giàu có nhất thế giới với tổng giá trị tài sản hiện ở mức 225,3 tỷ USD.

“Bất chấp sự biến động trong thời gian qua, Tesla vẫn là công ty xe hơi có giá trị nhất trên thế giới, với mức vốn hóa thị trường là 706,9 tỷ USD (tính đến tháng 8/2023)”, nhà phân tích Mark Delaney của Goldman Sachs nhận xét. Ông Delaney đề nghị Elon Musk nên tập trung vào người tiêu dùng của Tesla và quay trở lại với các thuộc tính cốt lõi về tính bền vững và công nghệ để duy trì giá trị và vị thế của công ty.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...