Tesla, GM và Ford do dự trước các kế hoạch phát triển nhà máy EV mới

Tesla, General Motors và Ford đều tỏ ra thận trọng hơn trong kế hoạch mở rộng năng lực sản xuất xe điện, với lý do những bất ổn kinh tế và nhấn mạnh lo ngại về nhu cầu toàn cầu suy giảm...

Nhà máy Tesla tại Berlin (Đức)
Nhà máy Tesla tại Berlin (Đức)

Trong một tuyên bố mới đây trong cuộc gọi với các nhà đầu tư sau khi công ty công bố kết quả thu nhập quý 3, Giám đốc điều hành Tesla, Elon Musk, cho biết ông lo lắng rằng chi phí vay cao hơn sẽ khiến khách hàng tiềm năng không thể mua xe của hãng mặc dù giá đã giảm đáng kể và ông sẽ chờ đợi diễn biến của tình hình kinh tế trước khi mở rộng nhà máy ở Mexico.

“Mọi người ngần ngại mua một chiếc ô tô mới nếu nền kinh tế không chắc chắn”, Elon Musk lưu ý và đồng thời nói thêm về áp lực trả lương đối với người lao động Mỹ.

Bình luận của tỷ phú Elon Musk đã khiến cổ phiếu Tesla giảm hơn 4% trong giao dịch sau giờ làm việc.

Tuy nhiên đây Elon Musk không phải là người duy nhất có suy nghĩ này, bởi nhiều nhà sản xuất ô tô lớn và các công ty khởi nghiệp xe điện khác cũng đã đưa ra cảnh báo tương tự.

Vào ngày 17/10, General Motors tuyên bố trì hoãn việc sản xuất xe bán tải chạy điện Chevrolet Silverado và GMC Sierra thêm một năm tại nhà máy ở bang Michigan (Mỹ), với lý do nhu cầu về xe điện đang chững lại.

Vào cùng ngày, công ty khởi nghiệp xe điện Lucid đã báo cáo sản lượng quý 3 giảm gần 30%, làm dấy lên lo ngại về nhu cầu đối với mẫu sedan hạng sang Lucid Air.

Tuần trước, Ford Motor cũng quyết định tạm thời cắt giảm một trong ba ca làm việc tại nhà máy sản xuất xe bán tải chạy điện F-150 Lightning. Vào tháng 7, nhà sản xuất ô tô có trụ sở tại Detroit đã giảm bớt các nỗ lực xe điện, chuyển vốn đầu tư sang xe thương mại và xe hybrid.

Tom Narayan, nhà phân tích ô tô toàn cầu tại RBC Capital Markets, cho biết: “Thực trạng hiện nay một lần nữa nhấn mạnh rằng nhu cầu xe điện sẽ chậm lại trong thời gian tới. Nhưng, tôi cho rằng vấn đề này liên quan nhiều hơn đến khía cạnh giá cả và khả năng chi trả chứ không phải là người tiêu dùng hết hứng thú với xe điện”.

Reuters đã đưa tin vào tháng 7 rằng thị trường Mỹ không tăng trưởng đủ nhanh để có thể giải quyết được tình trạng hàng tồn kho chất đống ở các đại lý xe điện.

Nỗi lo về nhu cầu chậm lại ngày càng gia tăng khi các công ty phải đối mặt với những hạn chế trong chuỗi cung ứng làm phá hỏng kế hoạch sản xuất.

Để ứng phó với nhu cầu suy giảm, công ty dẫn đầu thị trường Tesla - với tỷ suất lợi nhuận dẫn đầu ngành - đã là doanh nghiệp đầu tiên và quyết liệt nhất trong việc giảm giá xe, buộc những hãng khác phải làm theo và siết chặt biên lợi nhuận.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…