Thanh tra Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 và khu “đất vàng” 69 Nguyễn Du liên quan đến PVC

Đây là cuộc thanh tra thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và cả 2 dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 và khu “đất vàng” 69 Nguyễn Du có liên quan đến Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC).
Thanh tra Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 và khu “đất vàng” 69 Nguyễn Du liên quan đến PVC

Chiều 8/4, Phó Tổng Thanh tra Chính Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ vừa công bố quyết định thanh tra một số nội dung đối với Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 và việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản trên đất tại số 69 Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.

Theo đó, Đoàn thanh tra tập trung làm rõ việc chỉ định thầu đối với Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2; việc bổ sung Dự án vào danh mục các dự án nguồn điện cấp bách để thực hiện theo Quyết định số 2414/QĐ- TTg ngày 11/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ; việc quyết định chủ trương, phê duyệt đầu tư Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2; Việc điều chỉnh Dự án, tăng tổng mức đầu tư Dự án, điều chỉnh giá trị Hợp đồng EPC Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2.

Với khu đất tại số 69 Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Đoàn thanh tra sẽ thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản trên đất tại khu đất này.

Thời kỳ thanh tra từ khi chuẩn bị thực hiện Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 đến 30/3/2020; thời gian thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất vài tài sản trên đất tại số 69 Nguyễn Du; khi cần thiết có thể thanh tra trước hoặc sau thời kỳ trên.

Thời gian thanh tra là 15 ngày làm việc thực tế tại đơn vị kể từ ngày công bố quyết định thanh tra (không kể ngày nghỉ, lễ theo quy định).

Vụ I (Thanh tra Chính phủ) giúp Tổng Thanh tra Chính phủ chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc đoàn thanh tra; Vụ Giám sát, thẩm định và xử lý sau thanh tra thực hiện giám sát đoàn thanh tra.

Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 có tổng mức đầu tư hơn 34.295 tỷ đồng (tương đương 1,7 tỷ USD), công suất thiết kế 1.200 MW, do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam làm chủ đầu tư. Theo kế hoạch ban đầu, nhà máy sẽ vận hành tổ máy số 1 vào năm 2017 và tổ máy 2 vào 2018. Tuy nhiên đến nay, 2 tổ máy vẫn chưa thể hoàn thành.

Mặt khác, trong quá trình triển khai, dự án này đã 2 lần điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư, đến nay đã lên trên 42.000 tỷ đồng.

Ngoài ra, dự án này còn dính nhiều sai phạm khác gây thiệt hại cho nhà nước.

Liên quan những sai phạm tại dự án này, năm 2018, ông Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch Hội đồng Thành viên PVN đã bị Tòa án Nhân dân cấp cao tại Hà Nội tuyên phạt 13 năm tù về tội cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên PVC bị tuyên án chung thân về tội cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và tham ô tài sản.

Về lô đất 69 Nguyễn Du, theo kết luận thanh tra trước đây của Thanh tra Chính phủ, trước đây là biệt thự, rộng 570m2, được Thủ tướng Chính phủ cho phép UBND TP. Hà Nội bán chỉ định để xây dựng trụ sở làm việc theo văn bản số 1665/TTg-KTN ngày 6/10/2008.

Thực hiện ý kiến của Thủ tướng, Hà Nội đã ra quyết định thu hồi căn biệt thự chuyên dung để giao cho PVC cải tạo làm trụ sở; thời gian sử dụng 50 năm, không được phép chuyển nhượng hoặc chuyển mục đích nếu không được TP. Hà Nội cho phép.

PVC sau đó đã lập dự án với tên gọi "Toà nhà văn phòng 69 Nguyễn Du", quy mô 8 tầng. Dự án có tổng diện tích sàn (cả tầng hầm) là 4.361,5 m2 dự kiến cung cấp các điều kiện về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật đáp ứng nhu cầu làm việc hàng ngày của PVC và các đối tác thuê văn phòng tại đây.

Tuy nhiên theo kết luận thanh tra trước đây của Thanh tra Chính phủ, ngày 31/12/2009, PVC đã ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng căn biệt thự này cho Công ty cổ phần đầu tư và khoáng sản Hợp Thành với giá gần 96 tỷ đồng. Do thời gian và nội dung thanh tra được quy định và tại thời điểm đó, Công an TP. Hà Nội cũng đang tiến hành điều tra việc mua, bán căn nhà 69 Nguyễn Du nên Thanh tra Chính phủ không đi sâu xác minh.

Xem thêm

Những dự án bất động sản sa lầy của PVC

Những dự án bất động sản sa lầy của PVC

Từng ôm tham vọng xây tòa tháp cao nhất Việt Nam cùng nhiều công trình lớn khác, song PVC đã phải lần lượt thoái vốn tại các dự án sau nhiều vướng mắc, tai tiếng.  Cùng với những sa sút của Tổng cô
Sau thua lỗ, PVC còn gì để phát triển?

Sau thua lỗ, PVC còn gì để phát triển?

Gần đây, Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC, mã: PVX) được nhắc đến nhiều bởi câu chuyện thua lỗ và trách nhiệm pháp lý của các nhân sự chủ chốt. Thế nhưng, điều mà thị trường, các nhà đầu tư qua
Thanh tra toàn diện tổng công ty PVC

Thanh tra toàn diện tổng công ty PVC

Ngày 6/10, Thanh tra Chính phủ đã công bố quyết định thanh tra tại Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí (PVC - mã PVX). Đoàn thanh tra do ông Nguyễn Duy Bính, Thanh tra viên cao cấp, Phó Vụ trưởng Vụ

Có thể bạn quan tâm

Trung tâm thương mại hút khách thuê

Trung tâm thương mại hút khách thuê

Giá thuê trung bình tăng tới 16,2% tại Hà Nội và 15,4% tại TP.HCM, khẳng định sức hút ngày càng lớn của trung tâm thương mại đối với các nhà đầu tư và thương hiệu…