Thị trường đang ở vùng nhạy cảm, nhà đầu tư chứng khoán cần hạn chế giải ngân

Nhiều chuyên gia cho rằng, thời điểm hiện tại, thị trường chứng khoán đang nằm trong vùng nhạy cảm và chưa rõ xu hướng. Do đó, nhà đầu tư nên hạn chế giải ngân trong thời gian này…
Thị trường đang ở vùng nhạy cảm, nhà đầu tư chứng khoán cần hạn chế giải ngân

Kết quả kinh doanh quý 2 nhiều màu xám, tỷ giá biến động mạnh… là những rủi ro mà các chuyên gia chứng khoán cảnh báo, kèm khuyến nghị nhà đầu tư nên chậm lại quan sát và hạn chế giải ngân trong giai đoạn này.

Loạt cổ phiếu bị bán tháo

Trong tuần giao dịch vừa qua, chỉ số VN-Index đã bật tăng trở lại sau khi chạm vùng hỗ trợ quanh 1.120 điểm. Thị trường có đà tăng khá tốt trong 3 phiên đầu tuần. Đến phiên ngày thứ 5, những thông tin bất lợi xuất hiện đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực “năng lượng tái tạo” đã kích hoạt đà bán tháo tại hàng loạt cổ phiếu trên cả 3 sàn và kéo các chỉ số chứng khoán điều chỉnh mạnh. Trong đó, tâm điểm dồn về mã cổ phiếu VND của Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDirect.

Cụ thể, trước thông tin công bố việc chậm thanh toán lãi gốc lô trái phiếu 1.500 tỷ đồng và những thông tin chưa xác thực liên quan đến lãnh đạo Công ty Công ty Cổ phần Năng lượng Tái tạo Trung Nam - đơn vị phát hành trái phiếu liên quan nhiều đến VNDirect được lan đi rộng rãi; đã khiến cổ phiếu VND có phiên giao dịch đầy biến động và gây rung động toàn thị trường. Cả phiên, VND khớp gần 106 triệu đơn vị, giá trị giao dịch tương ứng 1.950 tỷ đồng, chiếm hơn 10% tổng giá trị giao dịch sàn HOSE. 

Cùng ngày, cổ phiếu HVN của Vietnam Airline bị nhà đầu tư bán tháo sau khi nhận thông tin hạn chế giao dịch từ ngày 12/7 do HVN chưa công bố báo cáo kiểm toán năm 2022. Bên cạnh bị hạn chế giao dịch, HVN còn thuộc diện cảnh báo từ ngày 11/07 vì hãng hàng không này chưa tổ chức đại hội thường niên 2023 quá 6 tháng kể từ khi kết thúc năm tài chính.

Theo đó, phiên 6/7, cổ phiếu HVN giảm kịch sàn về 13.300 đồng/cổ phiếu, dư bán hơn 500.000 cổ phiếu. Khối lượng giao dịch tăng mạnh lên 8,6 triệu cổ phiếu, cao nhất trong hơn 1 năm. 

Tuy nhiên, tâm lý thị trường đã ổn định ngay phiên sau đó, giúp chỉ số VN-Index đóng cửa chốt tuần tại mức 1.138,1 điểm (tăng 1,6% so với tuần trước). Ngược lại, HNX-Index, UPCoM-Index đi lùi. Tâm lý thận trọng khiến thanh khoản tiếp tục giảm với giá trị giao dịch bình quân 3 sàn đạt 17.943 tỷ đồng/phiên (giảm 5,8% so với tuần trước).

Tín hiệu phục hồi mạnh trong phiên cuối tuần trước được đánh giá là khá tích cực, khi vẫn có lực cầu mua đỡ và những tác động từ thông tin lên thị trường không tạo mối lo ngại lớn. Sau tuần phục hồi vừa qua, VN-Index được dự báo vẫn có thể tăng tiếp lên vùng 1.140-1.150 điểm.

Theo các chuyên gia của Chứng khoán VNDirect nhận định, thị trường có thể xuất hiện những phiên rung lắc, khi hàng bắt đáy giá rẻ về tài khoản. Do đó, nhà đầu tư nên chậm lại quan sát, hạn chế mua đuổi cổ phiếu ở vùng giá cao, nhất là khi thị trường đang bước vào mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý 2/2023, với nhiều gam màu xám.

Thị trường đang trong vùng nhạy cảm

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang bước vào chu kỳ chuyển động tích cực hơn chủ yếu do động lực phục hồi từ vùng đáy, được dẫn dắt bởi một loạt giải pháp hỗ trợ của Chính phủ thông qua chính sách tài khóa và tiền tệ.

Với xu hướng tăng trưởng lợi nhuận theo quý của các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán, nhiều chuyên gia nhận thấy quý 4/2022 và quý 1/2023 tăng trưởng âm liên tiếp, nhưng tốc độ giảm đã chậm lại và đến quý 2/2023 tốc độ giảm của lợi nhuận có thể sẽ tiếp tục thu hẹp, khi nhiều doanh nghiệp lớn đầu ngành bắt đầu có sự cải thiện lợi nhuận ngay trong quý 2/2023 và thị trường cũng không chịu áp lực nền so sánh cao ở quý cùng kỳ năm 2022. Đây là yếu tố đáng kể nâng đỡ thị trường tiếp tục xu hướng tích cực hiện tại.

Sau khi xem xét các yếu tố kỹ thuật về xu hướng cũng như các kỳ vọng cho giai đoạn tới, thị trường vẫn còn nhiều cơ hội, nhưng sẽ gia tăng biến động và có tính chọn lọc cao do mùa báo cáo bán niên sẽ là giai đoạn nhà đầu tư đối chiếu được giữa kỳ vọng và thực tế.

thị trường chứng khoán

Tuy nhiên, nền kinh tế vĩ mô Việt Nam trong ngắn hạn sẽ còn đối mặt với nhiều thách thức, bởi tác động từ sự suy yếu của các nền kinh tế lớn, tiêu dùng trong nước chậm.

Thị trường chính thức bước vào mùa công bố kết quả kinh doanh quý 2/2023. Dẫu vậy, thị trưởng chứng khoán có thể đối mặt với những cơn gió ngược với tăng trưởng lợi nhuận ròng toàn thị trường được đánh giá vẫn ảm đạm do tình hình sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn, những chính sách được ban hành đều chưa thể thấm ngay cần độ trễ. 

Nhất là trong bối cảnh GDP Việt Nam tăng trưởng thấp trong quý 2/2023, thị trường bất động sản "đóng băng" và mặt bằng lãi suất cho vay dù có giảm, nhưng vẫn đang ở mức cao so với giai đoạn năm 2021 và nửa đầu năm 2022.

Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng cần thận trọng trong bối cảnh lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ đang có nhịp tăng khá mạnh gần đây, báo hiệu khả năng cao Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng lãi suất điều hành trong cuộc họp sắp tới diễn ra ngày 25-26/7.

Trước áp lực Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tăng lãi suất, tỷ giá VND đã có biến động khá mạnh trong 2 tuần gần đây, điều này có thể khiến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải lưu tâm đến và cân nhắc thận trọng hơn trong những bước đi nới lỏng chính sách sắp tới. Trong ngắn hạn, các chuyên gia cho rằng yếu tố cơ hội và rủi ro chưa thực sự nghiêng về bên nào.

Với diễn biến hiện tại, các chuyên gia tại Chứng khoán Vietcombank (VCBS) nhận định, VN-Index vẫn cần phải có phiên tăng điểm với lực cầu tốt để bứt phá ra khỏi vùng kháng cự và hướng lên khu vực 1.170. Ngược lại, nếu áp lực bán một lần nữa gia tăng trở lại ở vùng điểm tâm lý thì xác suất cao thị trường sẽ có nhịp điều chỉnh mạnh hơn. VCBS khuyến nghị các nhà đầu tư hạn chế giải ngân khi thị trường vẫn nằm trong vùng nhạy cảm và chưa rõ xu hướng.

Các chuyên gia của Chứng khoán BIDV (BSC) lưu ý nhà đầu tư một số thông tin quan trọng, như quan sát dòng tiền vận động, phân hóa trước mùa công bố kết quả kinh doanh quý 2; thông tin thêm về lãnh đạo các công ty năng lượng tái tạo. BSC cho rằng, VN-Index còn tiếp tục giằng co trước mùa công bố kết quả kinh doanh, để có thể tiến tới các ngưỡng kháng cự tiếp theo tại 1.150 và 1.200 điểm.

Theo đánh giá của ông Thái Hữu Công, Chuyên viên phân tích cao cấp, Chứng khoán KBSV, sau khi nhiều cổ phiếu đã bật tăng khá tốt từ vùng đáy thiết lập hồi tháng 11/2022, việc giải ngân mới đối với các nhà đầu tư ở thời điểm hiện tại là tương đối rủi ro. Tuy nhiên, vẫn còn đâu đó một vài mã cổ phiếu với nền tảng cơ bản tốt, ít rủi ro nhưng chưa được dòng tiền tìm đến do triển vọng kinh tế kém tích cực thuộc các nhóm ngành như bán lẻ, tiêu dùng, bảo hiểm, ngân hàng và dệt may.

“Việc chờ các nhịp điều chỉnh về lại vùng hỗ trợ hoặc mua gom tích luỹ các cổ phiếu trên chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả đẩu đầu tư tương đối tốt với mục tiêu trung và dài hạn”, ông Công cho biết.

Xem thêm

Thị trường chứng khoán "ngóng" dòng tiền lớn trở lại

Thị trường chứng khoán "ngóng" dòng tiền lớn trở lại

Thị trường chứng khoán Việt Nam đón nhận nhiều thông tin tích cực khi lực tăng tốt trong 2 tháng liên tiếp, kèm thanh khoản dồi dào. Tuy nhiên, phần lớn dòng tiền đang tập trung vào nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, trong khi, dòng vốn hóa lớn chuyển động chậm hơn...

Có thể bạn quan tâm

Chứng khoán Mỹ tiếp đà tăng, giá dầu nhảy vọt 2%

Chứng khoán Mỹ tiếp đà tăng, giá dầu nhảy vọt 2%

Phố Wall chốt phiên 12/9 với mức tăng ổn định sau khi dữ liệu lạm phát mới củng cố kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm trong cuộc họp ngày 18/9 tới...

La Nina "thắp sáng" cổ phiếu ngành điện

La Nina "thắp sáng" cổ phiếu ngành điện

Hiện tượng La Nina đang tạo đà cho cổ phiếu ngành điện tăng trưởng mạnh mẽ. Sản lượng tiêu thụ điện tăng cao nhờ sự tăng trưởng của hoạt động sản xuất công nghiệp và nhu cầu điện lớn, mở ra triển vọng tích cực cho các doanh nghiệp trong ngành, đặc biệt là thủy điện...

Siêu bão Yagi “nhấn chìm” cổ phiếu bảo hiểm

Siêu bão Yagi “nhấn chìm” cổ phiếu bảo hiểm

Diễn biến tiêu cực của nhóm ngành bảo hiểm diễn ra trong bối cảnh các doanh nghiệp liên tiếp công bố các số liệu về thiệt hại và bồi thường cho khách hàng sau tổn thất từ cơn bão số 3 – bão Yagi...

Áp lực bán vẫn chi phối, thị trường chứng khoán tiếp tục đối mặt với nguy cơ điều chỉnh sâu

Áp lực bán vẫn chi phối, thị trường chứng khoán tiếp tục đối mặt với nguy cơ điều chỉnh sâu

Áp lực bán vẫn chi phối và thị trường tiếp tục đối mặt với nguy cơ điều chỉnh sâu hơn nếu không có sự cải thiện rõ rệt về dòng tiền. Nhà đầu tư tiếp tục giữ tỷ trọng trung bình, tập trung vào nhóm cổ phiếu có lợi thế cạnh tranh dài hạn và chờ đợi tín hiệu xác nhận từ xu hướng...

Siêu bão Yagi "thổi tốc" cổ phiếu nào?

Siêu bão Yagi "thổi tốc" cổ phiếu nào?

Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tôn mạ, ống thép và vật liệu xây dựng được dự đoán sẽ có thể hưởng lợi từ nhu cầu vật liệu xây dựng tăng cao…

Chứng khoán Mỹ nín thở chờ thông tin Fed giảm lãi suất

Chứng khoán Mỹ nín thở chờ thông tin Fed giảm lãi suất

Ba chỉ số chính của Wall Street đã tăng hơn 1% vào thứ Hai khi giới đầu tư “săn lùng” các cơ hội mua vào sau đợt bán tháo tuần trước, đồng thời chờ đợi loạt báo cáo về lạm phát và quyết định chính sách tiếp theo của Fed trong những ngày tới…