Thị trường chứng khoán "ngóng" dòng tiền lớn trở lại

Thị trường chứng khoán Việt Nam đón nhận nhiều thông tin tích cực khi lực tăng tốt trong 2 tháng liên tiếp, kèm thanh khoản dồi dào. Tuy nhiên, phần lớn dòng tiền đang tập trung vào nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, trong khi, dòng vốn hóa lớn chuyển động chậm hơn...
Thị trường chứng khoán "ngóng" dòng tiền lớn trở lại

Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa khép lại nửa đầu năm 2023 với 2 tháng tăng liên tiếp, chuỗi tăng dài nhất kể từ tháng 9 năm ngoái. Kết thúc quý 2, chỉ số VN-Index tăng 5,2% lên mức 1.120,18 điểm, đánh dấu quý tăng thứ 2 liên tiếp. Kể từ đầu năm đến nay, chỉ số VN-Index đã tăng 11,23%.

Lực tăng của thị trường chứng khoán trong nước là khá ấn tượng và tiếp tục trở thành một trong những thị trường có mức tăng trưởng mạnh trong khu vực Đông Nam Á, chỉ đứng sau các thị trường lớn khác ở châu Á như: Nhật Bản, Đài loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc.

Bên cạnh đó, dòng tiền từ khối nhà đầu tư nội là động lực chính giúp thị trường tăng điểm, trong bối cảnh khối ngoại vẫn chưa lấy lại diễn biến tích cực. Theo số liệu thống kê, thanh khoản quý 2/2023 tăng gần 39% so với bình quân ở quý 1/2023, dòng tiền đổ vào thị trường có những phiên đã đạt mức 26.000 – 27.000 tỷ đồng trong tháng 6 vừa qua, đưa mức thanh khoản bình quân tháng 6 đạt gần 20.000 tỷ đồng, gấp đôi so với cuối quý 1.

Chỉ tính riêng trên sàn HOSE, trong tháng 6 đã có 3 phiên giao dịch trên 20.000 tỷ đồng, đặc biệt đã xuất hiện phiên giao dịch “tỷ đô” vào ngày 8/6, với 23.689 tỷ đồng. Việc dòng tiền vào tích cực cho thấy kỳ vọng rất lớn của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán trong thời gian tới.

Như vậy, có thể thấy dòng tiền đã quay lại với kênh chứng khoán và rất sôi động khi Ngân hàng Nhà nước đã 4 lần hạ các mức lãi suất điều hành, các khoản tiền gửi tiết kiệm lãi suất cao cuối năm 2022 cũng đáo hạn vào thời điểm cuối tháng 6.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, thị trường chứng khoán Việt Nam tăng trưởng trong bối cảnh các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế và sức khỏe của doanh nghiệp chưa thực sự thay đổi. Thậm chí, nhìn về yếu tố bên ngoài, tình hình kinh tế vĩ mô, cũng như chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương còn kém tích cực hơn khi lạm phát và suy giảm kinh tế vẫn còn đè nặng. Tuy vậy, tâm lý tích cực hơn là động lực quan trọng giúp dòng tiền khối nội giải ngân.

Tâm lý tích cực đó được khởi tạo từ hàng loạt chính sách hỗ trợ nền kinh tế và hoạt động sản xuất kinh doanh, khắc phục khó khăn của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương.

Bên cạnh các giải pháp bền bỉ để hỗ trợ thị trường bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp đang được triển khai, thì chính sách tiền tệ và tài khóa đang tạo ra tâm lý tích cực cho nhà đầu tư trên thị trường. Lãi suất điều hành đã giảm lần thứ 4 và đây là biện pháp cho thấy sự quyết liệt trong việc giảm lãi suất đầu ra cho nền kinh tế.

Trên thực tế, lãi suất huy động đã bắt đầu giảm và lãi suất cho vay cũng được các ngân hàng rục rịch điều chỉnh giảm. Cùng với đó, việc Quốc hội quyết giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) 2%, một loạt phí, lệ phí được giảm đã tác động tích cực lên tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.

Thị trường chứng khoán
 Diễn biến VN-Index và thanh khoản từ đầu năm đến nay

Ngóng chờ dòng tiền đổ bộ nhóm bluechips

Không thể phủ nhận sự tích cực của dòng tiền trong 2 tháng trở lại đây, tuy nhiên, phần lớn dòng tiền đang xuất phát từ khối nhà đầu tư cá nhân, chưa có sự gia nhập thực sự của dòng tiền lớn.

Thực chất, dòng tiền đang luân chuyển nhanh qua các ngành và tập trung vào lớp cổ phiếu vừa và nhỏ, giúp nhóm này giao dịch sôi động, tăng giá mạnh, trong khi dòng vốn hóa lớn như ngân hàng chuyển động chậm hơn.

Do vậy, dù giao dịch sôi động ở một số nhóm nhưng bản chất thị trường chưa thể bứt phá. Yếu tố cơ bản chưa đủ mạnh, chưa đủ yếu tố tích cực nên dòng tiền lớn vẫn đứng ngoài. Đồng thời, xu hướng đầu tư này làm tăng khối lượng giao dịch nhưng không cải thiện đáng kể giá trị giao dịch.

Theo lý giải của các chuyên gia, sở dĩ dòng tiền hướng nhiều vào nhóm nhỏ và vừa, nhóm cổ phiếu đầu cơ chủ yếu là do nhóm này đã giảm mạnh trước đó. Mặt bằng giá về mức thấp, kết hợp với dòng tiền xuất phát từ nhà đầu tư cá nhân là nguyên nhân chính hỗ trợ nhóm này tăng giá khá ấn tượng trong vài tháng gần đây.

Tuy vậy, nếu nhìn một cách khách quan, xu hướng tăng trưởng trung, dài hạn của thị trường trong nước vẫn được xác lập. Bên cạnh việc cần thêm thời gian để xác nhận các chính sách hỗ trợ nền kinh tế ngấm vào thực tiễn, thì dòng tiền lớn vẫn chưa xuất hiện. Về mặt lý thuyết, dòng tiền nhà đầu tư cá nhân sẽ ít có độ bền hơn, đồng thời dễ bị tác động tâm lý rút ra khi thị trường xuất hiện các biến động không như mong muốn.

Thông thường nhóm nhà đầu tư tổ chức sẽ ưu tiên nắm giữ các cổ phiếu lớn, đầu ngành, song họ thường sẽ thận trọng hơn và chờ các tín hiệu rõ nét về kinh tế vĩ mô cũng như hoạt động của doanh nghiệp.

thị trường chứng khoán
Ông Đỗ Bảo Ngọc, Phó Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam

Theo ông Đỗ Bảo Ngọc, Phó Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam phân tích, dòng tiền cá nhân và tổ chức đang bị “kẹp” ở các kênh tài sản như bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp… nên dòng tiền lớn chưa đổ mạnh vào thị trường chứng khoán.

Bên cạnh đó, kết quả kinh doanh quý 2/2023 của các doanh nghiệp dự báo không mấy sáng sủa, đặc biệt là báo cáo tài chính sẽ soát xét nên sẽ phản ánh bức tranh chân thực hơn về sức khỏe doanh nghiệp.

Trong khi đó, làn sóng khất nợ diễn ra trong bối cảnh, tháng 6 được đánh giá là đỉnh điểm của trái phiếu đến hạn với hơn 35.500 tỷ đồng trái phiếu đến thời gian đáo hạn, tăng gấp đôi so với 5/2023 (số liệu đã loại trừ các trái phiếu được mua lại trước hạn đến ngày 23/5/2023).

Ông Ngọc cho hay: “Nói đến uptrend thì phải chờ thêm câu chuyện dòng tiền lớn vào các cổ phiếu lớn, kéo chỉ số mới có thể tạo sóng lớn. Còn dòng tiền hiện nay là dòng tiền đầu cơ ngắn hạn tham gia khi nhìn thấy những rủi ro đã giảm đi khá nhiều, rủi ro giảm mạnh không cao, nền tảng vĩ mô cũng đang ổn định dần. Nhiều cổ phiếu nhỏ có kết quả kinh doanh tốt tăng thì bình thường, nhưng rõ ràng, có nhiều cổ phiếu chất lượng kém (thuộc doanh nghiệp thua lỗ) vẫn được đánh sóng lên rất mạnh”.

Dòng tiền lớn vẫn chờ đợi các chính sách vĩ mô đi vào nền kinh tế, thẩm thấu tốt hơn. Lãi suất cho vay giảm chậm, room tín dụng vẫn đang bị kiểm soát, giới hạn, ngân hàng chỉ cần đảo nợ cho khách hàng thôi cũng đã hết room. Hoặc đầu tư công được kỳ vọng nhất thì cả triệu tỷ đồng vẫn đang “nằm im”, nếu khơi thông được thì nền kinh tế mới cải thiện được.

Đây là đoạn mà nền giá của cổ phiếu tốt, bluechip đang ở mức thấp, dòng tiền đầu cơ sẽ dần dần chuyển từ penny, midcap sang những cổ phiếu có tính cơ bản cao hơn, đặc biệt khi tín hiệu cải thiện nền kinh tế có thể rõ ràng hơn từ quý 3.

Một ý kiến khác, bà Nguyễn Thị Hằng Nga, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Quản lý quỹ Vietcombank (VCBF) cho rằng, lãi suất huy động có thể sẽ tiếp tục giảm trong những tháng tới, lợi nhuận toàn thị trường có thể phục hồi vào giai đoạn cuối năm, kỳ vọng thị trường có thể được định giá lại ở mức cao hơn. Nếu chờ các tín hiệu nền kinh tế hồi phục rõ ràng thì mặt bằng giá cổ phiếu khi đó đã tăng, cơ hội mua cổ phiếu giá tốt sẽ khó khăn hơn.

“Nhà đầu tư nên ưu tiên cổ phiếu có câu chuyện tăng trưởng hoặc được hưởng lợi từ chính sách và xu hướng lãi suất giảm trong thời gian tới như nhóm chứng khoán, ngân hàng, hạ tầng năng lượng...” bà Nguyễn Thị Hằng Nga nói.

Theo ý kiến chung của nhiều chuyên gia, kinh tế vĩ mô và sức khỏe doanh nghiệp sẽ cải thiện dần về cuối năm và đây là cơ hội cho những cổ phiếu lớn, đầu ngành. Thị trường vẫn đang chờ đợi câu trả lời của dòng tiền về nhóm vốn hóa lớn. Nếu dòng tiền quan tâm lớn hơn vào nhóm này, thị trường vẫn còn nhiều cơ hội rộng mở đà tăng.

Xem thêm

Nhiều tin tốt, dòng tiền đã trở lại với thị trường chứng khoán

Nhiều tin tốt, dòng tiền đã trở lại với thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa trải qua tháng 5 với diễn biến tích cực về cả điểm số và thanh khoản. Mặc dù cần nhiều thời gian để thẩm định rõ hơn về các tín hiệu kinh tế vĩ mô và kết quả doanh nghiệp. Nhưng thị trường đang có nhiều cơ sở hơn về niềm tin dòng tiền sẽ dồi dào trở lại...

Có thể bạn quan tâm

Chứng khoán Mỹ tiếp đà tăng, giá dầu nhảy vọt 2%

Chứng khoán Mỹ tiếp đà tăng, giá dầu nhảy vọt 2%

Phố Wall chốt phiên 12/9 với mức tăng ổn định sau khi dữ liệu lạm phát mới củng cố kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm trong cuộc họp ngày 18/9 tới...

La Nina "thắp sáng" cổ phiếu ngành điện

La Nina "thắp sáng" cổ phiếu ngành điện

Hiện tượng La Nina đang tạo đà cho cổ phiếu ngành điện tăng trưởng mạnh mẽ. Sản lượng tiêu thụ điện tăng cao nhờ sự tăng trưởng của hoạt động sản xuất công nghiệp và nhu cầu điện lớn, mở ra triển vọng tích cực cho các doanh nghiệp trong ngành, đặc biệt là thủy điện...

Siêu bão Yagi “nhấn chìm” cổ phiếu bảo hiểm

Siêu bão Yagi “nhấn chìm” cổ phiếu bảo hiểm

Diễn biến tiêu cực của nhóm ngành bảo hiểm diễn ra trong bối cảnh các doanh nghiệp liên tiếp công bố các số liệu về thiệt hại và bồi thường cho khách hàng sau tổn thất từ cơn bão số 3 – bão Yagi...

Áp lực bán vẫn chi phối, thị trường chứng khoán tiếp tục đối mặt với nguy cơ điều chỉnh sâu

Áp lực bán vẫn chi phối, thị trường chứng khoán tiếp tục đối mặt với nguy cơ điều chỉnh sâu

Áp lực bán vẫn chi phối và thị trường tiếp tục đối mặt với nguy cơ điều chỉnh sâu hơn nếu không có sự cải thiện rõ rệt về dòng tiền. Nhà đầu tư tiếp tục giữ tỷ trọng trung bình, tập trung vào nhóm cổ phiếu có lợi thế cạnh tranh dài hạn và chờ đợi tín hiệu xác nhận từ xu hướng...

Siêu bão Yagi "thổi tốc" cổ phiếu nào?

Siêu bão Yagi "thổi tốc" cổ phiếu nào?

Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tôn mạ, ống thép và vật liệu xây dựng được dự đoán sẽ có thể hưởng lợi từ nhu cầu vật liệu xây dựng tăng cao…

Chứng khoán Mỹ nín thở chờ thông tin Fed giảm lãi suất

Chứng khoán Mỹ nín thở chờ thông tin Fed giảm lãi suất

Ba chỉ số chính của Wall Street đã tăng hơn 1% vào thứ Hai khi giới đầu tư “săn lùng” các cơ hội mua vào sau đợt bán tháo tuần trước, đồng thời chờ đợi loạt báo cáo về lạm phát và quyết định chính sách tiếp theo của Fed trong những ngày tới…