Sau thông tin tiêu cực từ Năng lượng Trung Nam, hơn 100 triệu cổ phiếu VND bị bán tháo

Trong phiên giao dịch ngày 6/7, nhà đầu tư đã bán tháo cổ phiếu VND với thanh khoản cao kỷ lục hơn 100 triệu đơn vị, tương đương trị giá gần 2.000 tỷ đồng...

Trong phiên giao dịch chứng khoán 6/7, thị trường đổ dồn về cổ phiếu VND của Công ty Chứng khoán VNDirect, khi mã chứng khoán này bất ngờ bị bán tháo dữ dội vào phiên chiều, có thời điểm giá đã chạm về mức sàn 17.950 đồng/cổ phiếu.

Cụ thể, nhà đầu tư giằng co để kéo mã chứng khoán này có những nhịp hồi nhẹ. Tuy nhiên, lực mua không đủ để giúp VND có cú ngược dòng. Kết phiên mã VND ghi nhận mức giảm mạnh 6,5% về 18.050 đồng/cổ phiếu, là một trong số ít mã chứng khoán giảm gần kịch biên độ hôm nay.

Cùng với đà bán tháo của nhà đầu tư, thanh khoản giao dịch cổ phiếu VND hôm nay cũng ghi nhận mức kỷ lục với gần 106 triệu cổ phiếu được sang tay, tương đương tốc độ khớp lệnh hơn 415.000 cổ phiếu/phút. Tổng giá trị giao dịch trong phiên của VND đạt hơn 1.951 tỷ đồng, cao nhất thị trường hôm nay.

Thông tin ảnh hưởng đến cổ phiếu VND có thể đến từ Công ty Cổ phần Năng lượng Tái tạo Trung Nam - thành viên thuộc Trung Nam Group vừa công bố dời ngày thanh toán lãi và gốc của lô trái phiếu TRECB2223001 từ ngày 30/6 sang 4/8/2023.

Lô trái phiếu TRECB2223001 được phát hành vào ngày 30/6/2022 với kỳ hạn một năm, khối lượng phát hành là 15 triệu trái phiếu với giá phát hành 100.000 đồng/trái phiếu, tương ứng với tổng giá trị 1.500 tỷ đồng, lãi suất 11,5%/năm. Tổ chức lưu ký cho lô trái phiếu trên là Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDirect.

Ngoài lô trái phiếu TRECB2223001, doanh nghiệp này còn phát hành thêm một lô trái phiếu tổng giá trị 500 tỷ đồng, được phát hành ngày 14/10/2022 và đáo hạn 29/8/2024.

Theo Công ty Cổ phần Năng lượng Tái tạo Trung Nam, lý do chậm thanh toán lãi là các nhà máy điện thuộc thuộc sở hữu của công ty đi vào vận hành thương mại (COD) cuối năm 2021 và vẫn đang trong giai đoạn cân chỉnh nên chưa vận hành tối đa công suất thiết kế.

Bên cạnh đó, ảnh hưởng chung của điều kiện khí hậu cả nước, tốc độ gió thực tế trong năm 2022 thấp hơn mức trung bình dự kiến, khiến doanh thu các dự án điện gió không đạt theo kế hoạch.

Ngoài ra, những tin đồn chưa được kiểm chứng liên quan đến nhân sự của Trung Nam Group cũng có thể đã góp thêm phần khiến cổ phiếu VND bị bán tháo ồ ạt và dứt khoát chỉ trong khoảng thời gian ngắn đến vậy.

Cổ phiếu VND lao dốc sau tin tiêu cực từ Năng lượng Trung Nam
Cổ phiếu VND lao dốc sau tin tiêu cực từ Năng lượng Trung Nam

Tương tự, một cổ phiếu bị bán tháo khác hôm nay là mã HVN của Vietnam Airlines khi rơi về giá sàn 13.300 đồng/cổ phiếu, thanh khoản đạt trên 8,6 triệu đơn vị, tương đương giá trị gần 116 tỷ đồng được sang tay.

Cổ phiếu hãng hàng không này bị xả mạnh trong bối cảnh HOSE vừa ra quyết định đưa hơn 2,2 tỷ cổ phiếu cổ phiếu HVN từ diện kiểm soát sang diện bị hạn chế giao dịch, tức chỉ được giao dịch phiên chiều, do chậm nộp báo cáo tài chính kiểm toán 2022.

Cũng trong phiên hôm nay, nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn khác đã bị bán mạnh khiến chỉ số thị trường bị kéo lùi. Điển hình như mã VHM của Vinhomes mất 2,9% về 54.500 đồng/cổ phiếu; VCB của Vietcombank giảm 1,3% còn 100.700 đồng/cổ phiếu; hay VPB của VPBank rớt 2% xuống 19.550 đồng/cổ phiếu.

Cổ phiếu tích cực nhất là GVR của Tập đoàn Cao su khi bứt phá 3% lên 20.700 đồng/cổ phiếu; còn HPG, MSN, BVH, TPB, SSI, VNM và GAS nhích nhẹ.

Xét trên toàn thị trường, sắc đỏ vẫn chiếm đa số khi áp lực bán thắng thế. Toàn sàn ghi nhận 649 mã giảm giá, trong khi chỉ có 253 mã tăng giá và 175 mã giữ tham chiếu.

Áp lực bán lớn kéo chỉ số điều chỉnh mạnh sau khi lập đỉnh ngắn hạn. Trên sàn HOSE, chỉ số VN-Index ghi nhận mức giảm 8,4 điểm (-0,74%) về 1.126,22 điểm. Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index mất 2,76 điểm (-1,21%) còn 225,08 điểm và UPCOM-Index giảm 0,38% về 85,09 điểm.

cổ phiếu VND

Thanh khoản thị trường theo đó cũng ghi nhận xu hướng dâng cao. Riêng sàn HOSE có tổng giá trị giao dịch hơn 18.600 tỷ đồng, tăng hơn 5% so với hôm qua. Các mã giao dịch nhiều nhất là VND, HPG và SHB.

Phiên giao dịch hôm nay còn chứng kiến yếu tố bất lợi từ khối ngoại khi nhà đầu tư nước ngoài thực hiện bán ròng gần 330 tỷ đồng trên toàn sàn. Các mã bị bán mạnh nhất là STB, VCB và VNM.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

VN-Index đang trên đà chinh phục 1.320 điểm

VN-Index đang trên đà chinh phục 1.320 điểm

VN-Index tiếp tục đà hồi phục mạnh mẽ, vượt mốc 1.300 điểm trong phiên 14/5 và đang dần áp sát vùng cản kỹ thuật 1.320–1.340 điểm, tuy nhiên, đà tăng này cũng tiềm ẩn những rung lắc khi thị trường tiệm cận vùng kháng cự mạnh, báo hiệu khả năng điều chỉnh ngắn hạn trong các phiên tới...

Khi cổ tức vượt xa thị giá, ai là những "ông vua” hào phóng?

Khi cổ tức vượt xa thị giá, ai là những "ông vua” hào phóng?

Trong khi phần lớn cổ phiếu trên thị trường èo uột về thanh khoản và lợi nhuận, loạt cái tên tưởng như bị lãng quên như May Phan Thiết, Mai táng Hải Phòng hay Cơ khí Phổ Yên lại “ghi điểm” với mức cổ tức lên đến hàng trăm phần trăm bằng tiền mặt...

VN-Index có thể vẫn giữ được quán tính tăng

VN-Index có thể vẫn giữ được quán tính tăng

Thị trường chứng khoán mở đầu tuần mới đầy khởi sắc khi VN-Index tăng gần 16 điểm, vượt qua vùng giá cao nhất kể từ đầu tháng 4 và tiến sát mốc tâm lý 1.300 điểm, tuy nhiên giới phân tích cảnh báo thị trường sẽ tiếp tục rung lắc và phân hóa trong ngắn hạn, đặc biệt tại những vùng kháng cự mạnh...

VN-Index hướng tới vùng mục tiêu 1.275 – 1.313 điểm

VN-Index hướng tới vùng mục tiêu 1.275 – 1.313 điểm

Thị trường đã có tuần giao dịch đầu tháng 5 đầy khởi sắc, lấy lại gần như toàn bộ mức giảm mạnh trong tháng 4 nhờ loạt thông tin tích cực từ diễn biến đàm phán thương mại, dù vậy, áp lực đang dần hiện hữu, khiến xu hướng sắp tới được dự báo sẽ giằng co hơn khi chỉ số tiến gần mốc 1.300 điểm...

”Vị đắng” của ngành bia đầu năm 2025

”Vị đắng” của ngành bia đầu năm 2025

Chi phí đầu vào tăng cao, sức tiêu thụ suy yếu và chính sách mới siết chặt đã đẩy nhiều doanh nghiệp ngành bia vào một quý kinh doanh “đậm vị đắng”, khi lợi nhuận lao dốc và cổ phiếu giao dịch ảm đạm...