Thị trường tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhà đầu tư cần tránh mua đuổi và giữ tỷ trọng danh mục hợp lý

Nhà đầu tư cần tránh mua đuổi và giữ tỷ trọng danh mục ở mức hợp lý, đồng thời quan sát diễn biến cung cầu tại vùng cản để đánh giá lại trạng thái của thị trường. Hiện tại vẫn nên cân nhắc các đợt hồi phục để chốt lời hoặc cơ cấu danh mục theo hướng giảm thiểu rủi ro...

Thị trường tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhà đầu tư cần tránh mua đuổi và giữ tỷ trọng danh mục hợp lý

Tiếp xu hướng hồi phục sau khi giảm mạnh, trong tuần vừa qua VN-Index tạo khoảng trống tăng giá vượt lên giá thấp nhất phiên giảm điểm mạnh ngày 15/4/2024 và hướng đến vùng giá 1.225 điểm, VN-Index rung lắc nhẹ trong phiên và giao dịch với thanh khoản kém trước khi cải thiện thanh khoản hơn trong phiên các quỹ ETF cơ cấu danh mục.

Kết phiên VN-Index tăng 4,67 điểm (+0,38%) lên mức 1.221,03 điểm và đang hướng đến vùng kháng cự mạnh quanh 1.230 điểm tương ứng đường giá trung bình MA20 phiên hiện nay. HNX-Index tăng 0,73 điểm (0,32%) lên mức 228,22 điểm.

Độ rộng thị trường trên 2 sàn giao dịch duy trì tích cực với 315 mã tăng (12 mã tăng trần), trong đó có nhiều mã rất tích cực khi đã vượt đỉnh giá lúc VN-Index 1.295 điểm, 275 mã giảm giá (8 mã giảm sàn) và 150 mã giữ giá tham chiếu.

Giá trị khớp lệnh trên hai sàn niêm yết đạt 18.384,85 tỷ đồng, tăng 19,68% so với phiên trước, dưới mức trung bình. Mức độ phục hồi không đồng đều, phân hóa mạnh ở các nhóm ngành.

Khối ngoại sau chuỗi bán ròng liên tiếp đã mua ròng trở lại trên HOSE với giá trị 553,84 tỷ đồng trong phiên hôm nay, phần lớn đến từ hoạt động cơ cấu danh mục của các quỹ ETF, mua ròng trên HNX với giá trị 29,22 tỷ đồng.

Tiếp xu hướng phục hồi, nhiều mã/nhóm mã tiếp tục có xu hướng tăng giá tích cực, vượt đỉnh cũ với thanh khoản khá đột biến như nhóm xuất khẩu đá/gỗ như PTB (+6,6%), VCS (+3,67%)... điện với VSH (+2,94%), REE (+2,65%), PPC (+2,09%)...

Nhóm cổ phiếu công nghệ, viễn thông bắt đầu có diễn biến phân hóa hơn, nhiều mã chịu áp lực điều chỉnh sau giai đoạn tăng giá mạnh như VGI (-4,07%), CMG (-2,28%), FPT (-1,10%)... trong khi FOX (+9,68%), VTP (+2,34%), CTR (+1,96%)... vẫn tăng giá tích cực.

Các cổ phiếu ngân hàng tiếp tục phân hóa, có diễn biến kém tích cực hơn thị trường chung, đa số biến động hẹp, chịu áp lực điều chỉnh, thanh khoản suy giảm dưới mức trung bình với VBB (-5,51%), LPB (-1,46%), VIB (-0,93%)... ngoài các mã tăng giá khá tích cực, thanh khoản trên mức trung bình như HDB (+3,38%), TCB (+2,88%), VAB (+2,30%)...

Các cổ phiếu nhóm dịch vụ tài chính, chứng khoán cũng có diễn biến kém tích cực, đa số biến động trong biên độ hẹp, thanh khoản suy giảm dưới mức trung bình trong bối cảnh thanh khoản thị trường đang ở mức thấp.

Nhóm cổ phiếu bất động sản cũng phân hóa mạnh, đa số chịu áp lực điều chỉnh, thanh khoản dưới mức trung bình như QCG (-4,66%), NVL (-2,34%), TDC (-1,69%), SJS (-1,30%)... ngoài một số mã tích cực khá nổi bật với NLG (+3,95%), FIR (+3,08%), PDR (+2,67%), KDH (+2,57%)...

Các cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp cũng phân hóa tích cực hơn, đa số biến động trong biên độ hẹp. Đa số các nhóm ngành khác đều có diễn biến tương tự, biến động trong biên độ hẹp, thanh khoản dưới mức trung bình.

anh-chup-man-hinh-2024-05-05-luc-144050-1521.png
Diễn biến VN-Index trong thời gian qua

Trải lệnh bán hạ tỷ trọng danh mục khi chỉ số tiến lên vùng 1.220 (+-5)

Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV)

Sau nhịp mở gap tăng điểm đầu phiên, VN-Index diễn biến rung lắc giằng co mạnh dần về cuối phiên, sau đó bật nảy trở lại trong phiên ATC. Chỉ số hình thành mẫu nến “spinning” và tạo gap tăng điểm, cho thấy trạng thái giằng co tương đối quyết liệt giữa 2 phe, nhưng phần nào lực cầu vẫn thể hiện thế chủ động hơn.

Mặc dù cơ hội mở rộng đà hồi phục, tiếp cận cận trên của vùng cản đang để ngỏ cho VN-Index nhưng rủi ro đảo chiều tại quanh 1.220 (+-5) này vẫn cần được lưu ý. Nhà đầu tư được khuyến nghị trải lệnh bán hạ tỷ trọng danh mục khi chỉ số tiến lên vùng cản đã đề cập.

Tránh mua đuổi và giữ tỷ trọng danh mục ở mức hợp lý

Chứng khoán Rồng Việt (VDSC)

Thị trường tiếp tục diễn biến hồi phục và tiến vào vùng cản 1.220 – 1.230 điểm, trước đường MA(20). Thanh khoản tăng so với phiên trước nhưng vẫn ở mức thấp bất chấp có hoạt động cơ cấu ETF, cho thấy nguồn cung tạm thời vẫn ở mức thấp và trong trạng thái chờ đợi, nhờ vậy thị trường vẫn còn tăng điểm với dòng tiền thấp.

Tuy nhiên, thị trường vẫn trong trạng thái thận trọng và có diễn biến tranh chấp với nến star khi tiến vào vùng cản 1.220 – 1.230 điểm. Khả năng chỉ số bị cản tại vùng này vẫn hiện hữu và rủi ro lùi bước vẫn còn tiềm ẩn do dòng tiền hỗ trợ vẫn còn thấp.

Do vậy, nhà đầu tư cần tránh mua đuổi và giữ tỷ trọng danh mục ở mức hợp lý, đồng thời quan sát diễn biến cung cầu tại vùng cản để đánh giá lại trạng thái của thị trường. Hiện tại vẫn nên cân nhắc các đợt hồi phục để chốt lời hoặc cơ cấu danh mục theo hướng giảm thiểu rủi ro.

Những cổ phiếu hồi phục kỹ thuật sẽ chịu áp lực điều chỉnh

Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam (MAS)

Diễn biến hồi phục của VN-Index đang được hỗ trợ nhiều bởi nhóm cổ phiếu có kết quả kinh doanh quý 1 khả quan, đây là dấu hiệu tích cực cho thị trường. Về xu hướng ngắn hạn, tính từ vùng 1.170 nhịp hồi phục đã được hơn 50 điểm, khoảng 1/2 điểm số mất đi từ phiên ngày 15/4. Có thể những cổ phiếu hồi phục kỹ thuật sẽ chịu áp lực điều chỉnh sau mức hồi phục vừa qua.

Vùng 1.230 (MA 20 ngày) là kháng cự đáng lưu ý của chỉ số trong ngắn hạn. Điểm số kỹ thuật ngắn hạn đang ở mức 3 điểm (trung tính). Hệ số P/E của VN-Index hiện tại đang ở mức 15,2x.

Cân nhắc giao dịch khi có sự trở lại của thanh khoản

Chứng khoán TPBank (TPS)

Tiếp tục là một phiên tăng điểm nhưng lại thiếu hụt thanh khoản, điều này tiếp tục dấy lên những lo ngại về rung lắc, đảo chiều của thị trường. Giá tăng do được hỗ trợ lớn từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn có biến động tốt, còn nhìn chung trên thị trường, chúng ta trải qua một phiên giao dịch với tâm lý khá trầm lắng sau kỳ nghỉ lễ.

Tại khung đồ thị 1D, RSI tiếp tục cải thiện và đã vượt lên vùng 50 trong phiên ngày hôm nay. 2 đường MACD cũng đã có dấu hiệu giao cut trong thời gian ngắn tới đây, histogram của MACD cũng sắp chuyển sang màu xanh (dương).

Kết thúc tuần giao dịch, chúng ta có một tuần thanh khoản thấp (lý do chính đến từ việc nghỉ lễ, cả tuần chỉ có 2 phiên giao dịch duy nhất thay vì 5 phiên), giá tăng tốt, tìm lên tiệm cận vùng 1.230 điểm – cũng là vùng kháng cự tiếp theo của VN-Index trên cả đồ thị tuần và ngày.

Tại vùng này, nhóm phân tích cho rằng thị trường tiềm ẩn những rủi ro ở đây khi mà thanh khoản chưa được cải thiện. Nhà đầu tư chỉ nên cân nhắc giao dịch khi có sự trở lại của thanh khoản.

Nhận định thị trường của các công ty chứng khoán được Thuonggia trích dẫn nguyên văn chỉ có giá trị như một nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán có thể có những xung đột lợi ích đối với các nhà đầu tư khi đưa ra nhận định.

Xem thêm

Điểm mặt 6 cổ phiếu có định giá hấp dẫn và tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận

Điểm mặt 6 cổ phiếu có định giá hấp dẫn và tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận

Theo Agriseco Research, sau đợt giảm điểm của thị trường, giá của nhiều mã cổ phiếu đã về vùng hấp dẫn. Do đó, các cơ hội đầu tư tháng 5/2024 tập trung vào nhóm VN30 và cổ phiếu đầu ngành đã có mặt bằng định giá an toàn đồng thời kỳ vọng duy trì tăng trưởng lợi nhuận trong thời gian tới...

Nhiều mã cổ phiếu bị huỷ niêm yết bắt buộc trong tháng 5

Nhiều mã cổ phiếu bị huỷ niêm yết bắt buộc trong tháng 5

Cổ phiếu TAR của Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An, cổ phiếu QBS của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Quảng Bình, cổ phiếu POM của Công ty Cổ phần Thép Pomina và 3 cổ phiếu "họ" Lilama là những mã sẽ phải “rời sàn” chứng khoán trong tháng 5 này…

 “Săn quà” mùa đại hội đồng cổ đông

“Săn quà” mùa đại hội đồng cổ đông

Mùa đại hội đồng cổ đông hàng năm, các doanh nghiệp luôn chuẩn bị những món quà độc đáo để tri ân nhà đầu tư. Có doanh nghiệp tặng tiền mặt và cũng có những nhà đầu tư nhận được những món quà độc lạ từ “cây nhà lá vườn”...

Có thể bạn quan tâm