Thị trường trái phiếu “ấm” dần

Qua ghi nhận, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang dần khởi sắc. Điều này cho thấy niềm tin của nhà đầu tư tiếp tục được củng cố...

trái phiếu.jpg

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang dần ổn định trở lại, số vốn huy động tăng mạnh, các đợt doanh nghiệp phát hành trước đó được cơ cấu nợ, giảm áp lực cho doanh nghiệp. Nguồn cung của thị trường trái phiếu doanh nghiệp “ấm dần” với những đợt phát hành đa dạng hơn về cơ cấu doanh nghiệp. Tuy nhiên, tình trạng “khất nợ” vẫn có xu hướng tăng.

THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU “ẤM” LẠI

Thời gian qua, thị trường trái phiếu có dấu hiệu “ấm” trở lại khi nhiều đợt phát hành mới gia tăng đến từ các doanh nghiệp địa ốc, du lịch, logistic… do nhu cầu vốn của công ty phục hồi và việc mở rộng sản xuất kinh đang tích cực.

Tại nhóm bất động sản, Tổng công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp (Becamex IDC - mã chứng khoán: BCM) vừa phát hành thành công 300 tỷ đồng trái phiếu mã BCMH2427004 với kỳ hạn 3 năm, đáo hạn ngày 14/8/2027.

Trước đó vào ngày 17/6, Becamex IDC phát hành thành công 800 tỷ đồng trái phiếu mã BCMH2427001, kỳ hạn 3 năm, đáo hạn vào ngày 17/6/2027 với lãi suất trái phiếu là 10,5%/năm. Ngày 8/8, Becamex IDC phát hành thành công 200 tỷ đồng trái phiếu mã BCMH2427002, kỳ hạn 3 năm, đáo hạn ngày 8/8/2027.

Như vậy, chỉ trong vòng 2 tháng, Becamex IDC đã huy động được khoảng 1.300 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 3 năm, cùng đáo hạn năm 2027. Tại thời điểm ngày 30/6, Becamex IDC đang ghi nhận tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn tăng 7,9% so với đầu năm, lên gần 21.274 tỷ đồng.

Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (mã chứng khoán: KBC) vừa thông qua kế hoạch phát hành trái phiếu mã KBCH2426001, mệnh giá 1.000 tỷ đồng. Đây là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, có tài sản đảm bảo và không phải là nợ thứ cấp.

Theo đó, trái phiếu dự kiến phát hành có kỳ hạn 2 năm, được triển khai trong quý 3/2024 với lãi suất cố định 10,5%/năm, trả lãi 6 tháng một lần. Số tiền huy động, công ty dùng để cơ cấu lại các khoản nợ của Kinh Bắc và các đơn vị thành viên.

Một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, xây dựng khác là Công ty Cổ phần Đầu tư và Du lịch Vạn Hương cũng vừa huy động thành công 1.396,2 tỷ đồng. Trái phiếu có kỳ hạn 3 năm, đáo hạn vào 16/7/2027, lãi suất 10%/năm.

Đây cũng là lô trái phiếu đầu tiên Du lịch Vạn Hương phát hành trong năm nay. Ở các năm 2021, 2022, doanh nghiệp này đã có 6 đợt phát hành trái phiếu với tổng giá trị huy động lên đến 5.094 tỷ đồng.

Như vậy tính đến nay, doanh nghiệp này đã huy động tổng cộng 6.490 tỷ đồng trái phiếu. Trong đó, một lô trái phiếu trị giá 1.499,6 tỷ đồng đã đáo hạn vào cuối năm 2023. Vào tháng 9 và tháng 10 tới đây, doanh nghiệp tiếp tục đến kỳ đáo hạn 2 lô trái phiếu với tổng giá trị 1.500 tỷ đồng.

Một doanh nghiệp ngành logistic là Công ty Cổ phần Transimex mới đây đã công bố phát hành thành công lô trái phiếu TMSH2426001 với giá trị huy động 100 tỷ đồng. Trái phiếu có kỳ hạn 2 năm, đáo hạn vào 13/8/2026, lãi suất cố định 9,5%/năm.

Đây là lô trái phiếu đầu tiên Transimex phát hành trong năm nay. Trước đó, trong 2 năm 2023 và 2021, doanh nghiệp cũng huy động 2 lô trái phiếu với tổng giá trị 600 tỷ đồng. Như vậy, tính đến nay, doanh nghiệp này đã huy động thành công 700 tỷ đồng trái phiếu.

Ở chiều ngược lại, doanh nghiệp cũng vừa mua lại trước hạn 180 tỷ đồng mã trái phiếu TMSH2126001. Giá trị còn lại sau mua lại của lô trái phiếu này là 120 tỷ đồng, dự kiến đáo hạn vào 13/8/2026.

Diễn biến tương tự cũng diễn ra tại: Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Thái Sơn huy động thành công 1.890 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư I.P.A phát hành lô trái phiếu 1.096 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh Bất động sản Hà An huy động 235 tỷ đồng; Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Bất động sản Hải Đăng huy động thành công 2.850 tỷ đồng…

Tương tự đối với các công ty chứng khoán, Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt huy động thành công 889,1 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Chứng khoán Kỹ thương huy động thành công 500 tỷ đồng…

TÌNH TRẠNG CHẬM TRẢ NỢ TRÁI PHIẾU VẪN TIẾP DIỄN

Mặc dù thị trường trái phiếu doanh nghiệp dần khởi sắc trở lại, nhưng tình trạng chậm trả trái phiếu vẫn gia tăng, khi nhiều doanh nghiệp đối mặt với gánh nặng đáo hạn lớn.

Điển hình như Công ty Cổ phần Đường Man, doanh nghiệp này chỉ lưu hành duy nhất lô trái phiếu mã DMBond 2017 kỳ hạn 7 năm, đáo hạn ngày 20/11/2024 với tổng giá trị phát hành 200 tỷ đồng, lãi suất 10,75%/năm và trả lãi ba tháng một lần.

Thời điểm phát hành, tài sản thế chấp của lô trái phiếu này là hệ thống dây chuyền mạ vàng của Đường Man với tổng giá trị gần 160 tỷ đồng. Đến tháng 3/2018, tài sản đảm bảo đã được thay đổi sang máy móc thiết bị, phương tiện vận tải và thiết bị văn phòng.

Trong nửa đầu năm 2024, Đường Man chưa thanh toán hai kỳ lãi lô trái phiếu DMBond2017 vào ngày 28/2/2024 và 31/5/2024 với tổng số tiền hơn 12,6 tỷ đồng. Lý do là công ty chưa thu xếp được nguồn tiền thanh toán.

Trước đó, trong năm 2023, Đường Man có 4 lần chưa thanh toán lãi và 1 lần chưa thanh toán gốc trái phiếu. Tổng số tiền lãi cần thanh toán là hơn 25 tỷ đồng và số tiền gốc cần thanh toán là 100 tỷ đồng.

Về tình hình tài chính, Đường Man báo lỗ sau thuế hơn 20 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2024, nhưng đã cải thiện hơn so với khoản lỗ gần 51 tỷ đồng của cùng kỳ năm 2023. Lũy kế từ năm 2020 - 2023, công ty của đại gia Đường "bia" lỗ khoảng 228 tỷ đồng.

Việc tiếp tục thua lỗ cũng kéo theo vốn chủ sở hữu doanh nghiệp suy giảm 27% về còn hơn 53 tỷ đồng. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu tăng từ 15,18 lên 21,08 lần, tương ứng tổng số nợ phải trả tại thời điểm cuối quý 2/2024 ở mức 1.130 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ trái phiếu 200 tỷ đồng.

Theo thông tin đăng tải trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), Công ty Cổ phần Fuji Nutri Food chậm thanh toán gốc và lãi lô trái phiếu có mã FNFCH2223001 với tổng số tiền là 1.131,5 tỷ đồng.

Cụ thể, vào ngày 12/8 vừa qua, Fuji Nutri Food đã đến hạn thanh toán lãi hơn 133,5 tỷ đồng và số tiền gốc 998 tỷ đồng của lô trái phiếu có mã FNFCH2223001. Tuy nhiên, công ty vẫn chưa thể hoàn thành nghĩa vụ thanh toán đúng hạn.

Lý giải về việc chậm thanh toán lãi và gốc của lô trái phiếu, Fuji Nutri Food cho biết lý do là vì chưa thể sắp xếp đủ nguồn tiền thanh toán. Dù vậy, doanh nghiệp đưa ra ngày dự kiến thanh toán cả gốc lẫn lãi vào ngày 21/8/2024.

Lô trái phiếu FNFCH2223001 này được phát hành vào ngày 12/8/2022 với giá trị 1.000 tỷ đồng, ban đầu có kỳ hạn 12 tháng, nhưng sau đó đã được điều chỉnh kỳ hạn lên 24 tháng, với cam kết thanh toán cả gốc và lãi vào cuối kỳ. Vào ngày 12/9/2023, Fuji Nutri Food đã mua lại 2 tỷ đồng trong lô trái phiếu này, đưa giá trị lưu hành của lô trái phiếu FNFCH2223001 xuống còn 998 tỷ đồng.

Đây không phải lần đầu tiên Fuji Nutri Food chậm trả nợ trái phiếu. Trong năm 2023, doanh nghiệp đã có 4 lần công bố chậm thanh toán lãi trái phiếu đến hạn, các khoản lãi từ 20 tỷ đến hơn 25 tỷ đồng.

Về hoạt động kinh doanh, theo báo cáo tài chính định kỳ, tính đến cuối năm 2023, vốn chủ sở hữu của Fuji Nutri Food đạt hơn 643,6 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cuối năm trước. Lợi nhuận sau thuế gần 2 tỷ đồng, cải thiện rõ rệt so với mức lỗ gần 8,3 tỷ đồng trước đó. Tuy nhiên, hệ số nợ phải trả so với vốn chủ sở hữu đã tăng từ 2,72 lần lên 2,869 lần, với dư nợ phải trả của công ty tính đến ngày 31/12/2023 đạt gần 1.846,5 tỷ đồng.

Mới đây, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland – mã chứng khoán: NVL) có thông báo chưa thể thanh toán lãi cho 3 lô trái phiếu.

Cụ thể, 2 lô trái phiếu NVL2020-02-100 và NVL2020-02-150, đến hạn thanh toán vào ngày 19/8, với số tiền lần lượt là 5,4 tỷ đồng và 8,2 tỷ đồng. Lô trái phiếu NVL2020-02-450 đến hạn vào ngày 14/8 với số tiền 24,7 tỷ đồng.

Lý do chậm trả lãi được phía Novaland đưa ra là đang sắp xếp nguồn tiền thanh toán. Công ty lùi kế hoạch thanh toán sang ngày 26/8 đối với 2 lô NVL2020-02-100 và NVL2020-02-150, trong khi đó lô NVL2020-02-450 được lùi lịch đến ngày 22/8.

Trước đó, vào ngày 23/7, Novaland cũng đã thông báo về việc gia hạn thanh toán lãi cho ba lô trái phiếu NVL2020-01-480, NVL2020-01-500 và NVL2020-01-400 với các số tiền tương ứng là 26,3 tỷ đồng, 27,4 tỷ đồng và 21,9 tỷ đồng. Lý do được đưa ra là do các yếu tố khách quan, và công ty cam kết sẽ thanh toán chậm hai ngày, tức vào ngày 24/7/2024.

Vào ngày 24/7, Novaland tiếp tục phát đi thông báo về việc chậm thanh toán 116,6 tỷ đồng tiền gốc và 2,5 tỷ đồng tiền lãi cho lô trái phiếu NVLH2123007. Tập đoàn cho biết do chưa thu xếp đủ nguồn thanh toán nên mới chỉ chi trả được hơn 639 triệu đồng trong tổng số 116,6 tỷ đồng tiền gốc, và chưa thanh toán khoản lãi nào.

Theo báo cáo tài chính quý 2/2024, Novaland hiện còn nợ trái phiếu hơn 38.600 tỷ đồng, bao gồm hơn 16.400 tỷ đồng nợ trái phiếu ngắn hạn và hơn 22.200 tỷ đồng nợ trái phiếu dài hạn. Tổng số nợ vay ngân hàng của công ty là 10.700 tỷ đồng, trong đó có hơn 6.000 tỷ đồng là nợ dài hạn. Số nợ còn lại hơn 10.000 tỷ đồng thuộc về các khoản vay từ bên thứ ba.

Quý 2 năm nay, Novaland ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.549 tỷ đồng, tăng 47% so với cùng kỳ năm trước. Novaland báo lãi ròng đạt 941 tỷ đồng, tăng mạnh so với khoản lỗ 634 tỷ đồng của năm trước. Đây cũng là mức lợi nhuận cao nhất trong 9 quý vừa qua.

Lý do lớn nhất cho việc Novaland lãi lớn trong quý 2 là nhờ doanh thu hoạt động tài chính. Cụ thể, doanh thu tài chính của NVL đạt 3.951 tỷ đồng, gấp hơn 5 lần cùng kỳ.

Lũy kế 6 tháng, Novaland ghi nhận doanh thu 2.246 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 374 tỷ đồng, tăng mạnh so với khoản lỗ hơn 1.000 tỷ của năm ngoái.

Tại thời điểm ngày 30/6, tổng tài sản của Novaland đạt 240.178 tỷ đồng, giảm 1.300 tỷ so với đầu năm. Trong đó, hạng mục chiếm tỷ trọng lớn nhất là hàng tồn kho ở mức 142.025 tỷ đồng, tăng 3.000 tỷ so với đầu năm. Nợ phải trả ở mức 194.531 tỷ đồng.

“SÂN CHƠI RIÊNG” CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG

Báo cáo về thị trường trái phiếu doanh nghiệp mới nhất của FiinRatings cho biết, ngân hàng thương mại vẫn là động lực chính của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, khi chiếm tới 87% tổng giá trị phát hành tháng 7/2024.

Cụ thể, các ngân hàng thương mại là tổ chức phát hành áp đảo trên thị trường sơ cấp trái phiếu doanh nghiệp tháng 7/2024, với giá trị phát hành trong tháng đạt hơn 27 nghìn tỷ đồng, chiếm tới 87% tổng giá trị.

Trái phiếu phát hành mới vẫn tập trung ở các kỳ hạn 3 năm và trên 5 năm để củng cố nguồn vốn trung dài hạn của các ngân hàng khi chưa tăng được vốn điều lệ.

Trong khi đó, hoạt động huy động qua kênh trái phiếu của ngành bất động sản vẫn ảm đạm khi tháng 7 chỉ ghi nhận 3 đợt phát hành với tổng giá trị 3,8 nghìn tỷ đồng.

Tính cả 7 tháng đầu năm 2024, tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp đạt 178,5 nghìn tỷ đồng, tăng 57% so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên, riêng giá trị trái phiếu phi ngân hàng giảm 32%.

Hoạt động mua lại trái phiếu doanh nghiệp trong tháng 7/2024 đạt gần 32,1 nghìn tỷ đồng (tăng 26,1% so với tháng trước). Nhóm ngân hàng tiếp tục là đối tượng chủ yếu thực hiện mua lại, chiếm tới 90% giá trị trong tháng.

Ở thị trường thứ cấp, trong tháng 7/2024, giá trị giao dịch trái phiếu riêng lẻ đạt 89,1 nghìn tỷ ghi nhận giảm hơn 15% so với tháng trước đó do tháng 6 lượng thanh khoản ở nhóm trái phiếu ngân hàng tương đối cao. Ngành ngân hàng và bất động sản vẫn chiếm đa số giao dịch, với giá trị giao dịch trái phiếu 2 ngành giảm lần lượt 55% và 17%.

Về lợi tức giao dịch trên thị trường thứ cấp, nhóm trái phiếu ngân hàng vẫn duy trì tỷ suất lợi tức dao động từ 5 - 8%, trong khi lợi tức của nhóm doanh nghiệp phi ngân hàng chủ yếu từ 7 - 13%.

Xem thêm

Dư nợ trái phiếu doanh nghiệp quý 2/2024 đạt trên 1,17 triệu tỷ đồng, ngân hàng thành "trùm" phát hành

Dư nợ trái phiếu doanh nghiệp quý 2/2024 đạt trên 1,17 triệu tỷ đồng, ngân hàng thành "trùm" phát hành

Dư nợ trái phiếu doanh nghiệp cuối quý 2/2024 giảm nhẹ so với cuối năm 2023, ở mức trên 1,17 triệu tỷ đồng. Còn giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong quý 2 đạt 91.219 tỷ đồng. Phần lớn trái phiếu được phát hành thuộc nhóm ngân hàng với 68.546 tỷ đồng, chiếm 75% tổng giá trị phát hành...

FiinRatings: Có tới 145.000 tỷ trái phiếu doanh nghiệp "có vấn đề”, phần lớn nằm ở nhóm Năng lượng

FiinRatings: Có tới 145.000 tỷ trái phiếu doanh nghiệp "có vấn đề”, phần lớn nằm ở nhóm Năng lượng

Ngành Năng lượng có tỷ lệ trái phiếu doanh nghiệp có vấn đề lớn nhất 42,7%, tiếp đến là Bất động sản 42,5% và Thương mại, dịch vụ 30,1%. Tính trên giá trị lưu hành, tỷ lệ trái phiếu doanh nghiệp có vấn đề có sự suy giảm nhẹ từ 15,4% vào cuối năm 2023 xuống 14,1% vào thời điểm 30/5/2024...

Có thể bạn quan tâm

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Nhiều doanh nghiệp đang sở hữu lượng tiền mặt khổng lồ lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Điều này giúp họ thu về khoản lãi tiền gửi lớn, con số tương đương với lợi nhuận ròng cả năm mà nhiều doanh nghiệp khác phải nỗ lực đạt được...

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Hai trong ba chỉ số chính của Phố Wall đều ghi điểm nhờ sự bứt phá mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu công nghệ và các nhà đầu tư háo hức chờ đợi báo cáo tài chính từ Nvidia. Trong khi đó, cổ phiếu Walmart cũng tăng mạnh sau khi nhà bán lẻ nâng dự báo doanh thu hàng năm…

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...