Thương lái Trung Quốc lại đẩy giá rồi lặn mất

Trung Quốc giảm mạnh nhập khẩu nhiều mặt hàng Việt nhưng vẫn mua sản phẩm của nước khác. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành liên quan
Thương lái Trung Quốc lại đẩy giá rồi lặn mất
Trung Quốc giảm mạnh nhập khẩu nhiều mặt hàng Việt nhưng vẫn mua sản phẩm của nước khác.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành liên quan nhanh chóng tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc xuất khẩu hàng sang Trung Quốc (TQ).
Nhưng không chỉ ngành thủy sản gặp khó khăn mà nhiều ngành khác cũng đang lao đao tại thị trường TQ.Ồ ạt mua rồi lặn mất tămSau một thời gian mua ồ ạt, thương lái TQ đột ngột vắng bóng khiến thị trường cá tra tại đồng bằng sông Cửu Long trầm lắng. Một số hộ nuôi cá tra than thở dù giá cá bán đang ở mức thấp nhất trong vòng năm năm qua nhưng vẫn không có người mua. Hiện giá cá tra quá lứa loại từ 1 kg/con trở lên chỉ bán được ở mức giá 16.000-17.000 đồng/kg, người nuôi lỗ nặng.Ông Nguyễn Ngọc Hải, Chủ nhiệm Hợp tác xã cá tra Thới An ở TP Cần Thơ, nêu thực tế:“Người nuôi cá hiện như ngồi trên đống lửa vì cá đã đến kỳ thu hoạch, lớn quá cỡ nhưng đầu ra bế tắc do thương lái TQ lặn biệt tăm”.Giám đốc một công ty xuất khẩu cá tra cho hay những tháng đầu năm nay, TQ tiêu thụ mạnh cá tra cỡ lớn với điều kiện thu mua rất dễ dãi, không cần kiểm tra chất lượng. Từ đó tạo ra hiện tượng khan hiếm cá tra giả tạo, đẩy giá mặt hàng này lên tới 22.000 đồng/kg. Vậy là doanh  nghiệp (DN) lẫn nông dân ta đổ xô vào đầu tư nuôi cá.“Hơn nữa thương lái, DN Việt chủ yếu xuất khẩu cá tra qua TQ bằng đường tiểu ngạch theo hình thức mua hàng trước trả tiền sau. Đáng tiếc là nhiều thương nhân TQ nợ kéo dài, khó đòi khiến DN Việt ôm nợ, ngưng hoạt động” - vị giám đốc công ty trên tiết lộ.Không riêng gì cá mà xuất khẩu gạo, khoai mì, thanh long, heo… sang TQ cũng chung số phận. Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai Nguyễn Trí Công chia sẻ giá thu mua heo hơi tại các tỉnh phía Nam từ tháng 7 đến nay giảm mạnh 10.000-12.000 đồng/kg so với đầu năm, hiện chỉ dao động 42.000-44.000 đồng/kg heo hơi.“Ở nhiều địa phương, hơn 50% sản lượng heo hơi xuất khẩu sang TQ. Nay thương lái TQ bất ngờ giảm mua, kéo giá heo rớt mạnh” - ông Công thông tin.Đáng chú ý, lâu nay thương lái TQ thường chỉ mua heo hơi nhiều mỡ có trọng lượng “khủng” trên 100 kg mỗi con. Bất ngờ gần đây thương lái nước này không mua loại heo quá khổ này nữa, trong khi người Việt lại không thích sử dụng loại thịt heo này. Hệ quả là nông dân, trang trại Việt méo mặt vì không có nơi tiêu thụ, nếu bán được thì giá thấp, chỉ khoảng 37.000 đồng/kg.Cơ hội tìm hướng đi mớiTQ là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam nhưng bảy tháng đầu năm nay giảm tới 23% về lượng và giảm 13% về giá trị so với cùng kỳ. Nguyên nhân chính được các công ty xuất khẩu gạo chỉ ra là do phía TQ siết chặt quản lý xuất nhập khẩu gạo. Điều lạ là TQ siết nhập gạo từ Việt Nam nhưng vẫn mua nhiều gạo từ Thái Lan, Myanmar và cả Campuchia. Nhiều mặt hàng khác cũng rơi vào tình cảnh tương tự.Nhiều chuyên gia và hiệp hội đều có chung nhận định rằng rất nhiều mặt hàng xuất khẩu của nước ta ngày càng phụ thuộc thị trường TQ, trong đó có mặt hàng chiếm tới hơn 85% như khoai mì. Điều này dẫn đến việc bị động, lúng túng khi TQ giảm mua hoặc siết chặt xuất khẩu.“Xuất khẩu dăm gỗ để làm bột giấy, ván, gỗ ép… sáu tháng đầu năm giảm tới 40%. Việc chăm chăm xuất sang TQ vốn dễ dãi về chất lượng dẫn tới thiếu nguyên liệu chất lượng chế biến phục vụ xuất khẩu vào các thị trường tiềm năng khác. Ví dụ Nhật Bản, châu Âu từ chối thu mua dăm gỗ Việt Nam vì không đảm bảo chất lượng” - ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, dẫn chứng.Chính vì lý do trên, nhiều ý kiến nhìn nhận việc TQ siết nhập khẩu trước mắt gây khó cho hàng Việt nhưng đây cũng là cơ hội để giảm lệ thuộc quá lớn vào thị trường này. Bởi TQ là thị trường lớn của hàng Việt nhưng lâu nay họ không đặt yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm. Điều này khiến nông dân, DN Việt cũng “dễ dãi” theo, tức sản xuất ra sản phẩm chất lượng không cao, khó cạnh tranh, khó xuất khẩu vào các thị trường khó tính.Từ đó, đừng nên xem việc TQ giảm mua hàng Việt là một thảm họa mà hãy nhìn theo hướng mở. Theo đó, DN Việt cần tăng cường tìm kiếm thị trường mới, chú trọng tới khâu vệ sinh an toàn thực phẩm… để thoát khỏi tình trạng lệ thuộc quá nhiều vào thị trường TQ.GS Võ Tòng Xuân, chuyên gia nông nghiệp, cũng cho rằng điều cần quan tâm nhất đối với nông sản Việt là đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng sản phẩm vì hiện nay cơ hội đa dạng hóa thị trường rất lớn khi Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do.Tuy chỉ mới có kết quả bước đầu nhưng theo GS Xuân, xuất khẩu rau quả Việt Nam đang có những bước đi đúng hướng để giảm phụ thuộc thị trường TQ. “Xây dựng những vùng nguyên liệu trái cây sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalG.A.P. và tìm cách tiếp thị đến các thị trường có giá trị xuất khẩu cao như Nhật Bản, Mỹ và châu Âu… Nhờ đó nhiều loại trái cây là thế mạnh của Việt Nam như chôm chôm, thanh long, nhãn, vải, xoài đã đủ điều kiện để xuất khẩu vào những thị trường này” - ông Xuân chia sẻ.

Đóng cửa khẩu, tăng rào cảnVASEP cho hay thời gian qua, TQ đã giảm khối lượng nhập khẩu, đặc biệt là với các mặt hàng như gạo, khoai mì, dăm gỗ... khiến xuất khẩu của Việt Nam gặp khó. Không chỉ vậy, TQ còn tăng rào cản kỹ thuật với một số mặt hàng nông thủy sản của Việt Nam. Một số mặt hàng không được đưa vào danh mục được phép nhập khẩu từ Việt Nam vào TQ như cá hồi…Đại diện Hiệp hội Sắn Việt Nam cũng cho hay xuất khẩu sắn theo đường tiểu ngạch sang thị trường này gặp rất nhiều khó khăn do phía TQ đã đóng gần như các cửa khẩu biên giới trong hai tháng nay.Ràng buộc trách nhiệmBàn về cách để giảm rủi ro khi làm ăn với TQ, ông Nguyễn Trí Công cho hay hiệp hội đang hợp tác với các trang trại, công ty chăn nuôi để chủ động áp đặt cách thức giao dịch với thương lái người Việt lẫn TQ. Chẳng hạn, phải có hợp đồng mua bán. “Hợp đồng mua bán khoảng ba tháng, trong đó nêu rõ yêu cầu của phía người mua mỗi tháng giao số lượng bao nhiêu, giá thị trường nhưng phải thanh toán trước bao nhiêu %... Điều này sẽ ràng buộc trách nhiệm cả hai bên” - ông Công nói.
Quang Huy - Pháp luật TP.HCM

Có thể bạn quan tâm