Tiểu thương tại Qatar loay hoay với "cơn sốt" mang tên đội tuyển Maroc

Các chủ cửa hàng ở Qatar đang phải vật lộn để đáp ứng nhu cầu hàng hóa của các cổ động viên đội tuyển Maroc trước trận bán kết lịch sử giữa đội tuyển này và Pháp.

Khi đội tuyển Maroc bắt đầu giành điểm ở vòng bảng, nhu cầu về áo thi đấu và hàng hóa của đội đã tăng vọt. Nhu cầu này tiếp tục bùng nổ sau khi “bầy sư tử Atlas” này đánh bại Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ở vòng loại trực tiếp.

Những ngày trước giải đấu, các cửa hàng nằm dọc các con hẻm hẹp của khu chợ mang tính biểu tượng ở trung tâm thành phố Doha của Qatar đã thay đổi cách trưng bày từ quần áo và phụ kiện hàng ngày của người Ả Rập sang áo, khăn quàng cổ và cờ của các quốc gia thi đấu tại World Cup.

Trong đó, các mặt hàng của đội tuyển Argentina, Brazil và nước chủ nhà Qatar từng là nóng nhất giữa những người hâm mộ bóng đá tại đây trong những tuần đầu tiên của World Cup.

Nhưng giờ đây, sức mua các hàng hóa của đội tuyển Maroc, đội sẽ đối mặt với Pháp trong trận bán kết World Cup vào 2h sáng thứ năm, đã bỏ xa mọi đối thủ khác.

áo đội tuyển morocco
Áo đấu đội tuyển quốc gia Maroc sẽ sớm được bán tại một cửa hàng ở Souq Waqif
Nguồn: Hafsa Adil/Al Jazeera

Ông Muhammad Sadiq, một chủ cửa hàng trong khu chợ ở Souq Waqif, Qatar cho biết, vào tháng 11 vừa qua, chúng tôi từng bán được rất ít áo của đội tuyển Maroc. Mỗi ngày chỉ một vài chiếc.

“Tuy nhiên, số lượng hàng bán được ngày càng tăng. Mỗi khi Maroc thắng, chúng tôi sẽ đặt hàng thêm hàng trăm áo đấu, và bán hết chúng vào giữa buổi chiều của ngày diễn ra trận đấu tiếp theo", ông Sadiq vui vẻ nói.

Vị chủ cửa hàng này bắt đầu bán áo Maroc với giá 30 riyal (8 USD) mỗi chiếc. Tuy nhiên, với "cơn sốt" mang tên Maroc, những chiếc áo chất lượng kém cũng được bán với giá tối thiểu 50 riyal (14 USD).

“Các nhà cung cấp thông báo không còn bất kỳ chiếc áo in hình Maroc nào ở Bangladesh hoặc Trung Quốc. Vì vậy chúng tôi phải tận dụng tối đa những chiếc áo còn lại", ông Muhammad Sadiq giải thích.

Nhìn chung, kể từ khi đội vượt qua vòng bán kết, hàng ngàn người hâm mộ đội tuyển này đã bay tới Doha từ nhiều nơi trên thế giới. Khi đến Doha, điểm dừng chân đầu tiên của họ là khu chợ Souq Waqif và mặt hàng đầu tiên trong danh sách mua sắm của họ là áo hoặc cờ Maroc.

Ngoài ra, cũng có nhiều người hâm mộ ở Doha đã bắt đầu ủng hộ đội tuyển Maroc từ chiến thắng của họ trước những gã khổng lồ của họ ở giai đoạn sau của giải đấu. Điều này càng khiến mặt hàng áo cổ vũ Maroc khan hiếm.

“Tôi không phải là người hâm mộ của đội tuyển Maroc cho đến khi chứng kiến họ đánh bại các đội bóng lớn của châu Âu”, ông Yousuf Ahmed, một khách hàng trong cửa tiệm của Sadiq nói và than thở: “Tôi đã tìm áo của họ mấy ngày nay rồi nhưng lần nào tôi đến đây cũng cháy hàng, nên giờ tôi đang kiếm một lá cờ”.

cờ đội tuyển morocco
Cờ Morocco treo cạnh cờ Qatar và Palestine ở Souq Waqif
Nguồn: Hafsa Adil/Al Jazeera

Tương tự, Sharf-ud-Din, một chủ cửa hàng tại chợ Souq Waqif, cũng cho biết: “Ngay cả người Pakistan, Bangladesh và Ấn Độ cũng đang tìm kiếm quốc kỳ của Maroc".

Có thể nói rằng cờ Maroc hiện phổ biến thứ hai chỉ sau cờ Palestine trên khắp Qatar.

Được biết, hãng hàng không quốc gia của Maroc đang triển khai thêm 30 chuyến bay khứ hồi được trợ giá để đưa những người hâm mộ cuồng nhiệt tới Qatar dự trận bán kết World Cup lịch sử với Pháp sắp tới.

"Để cho phép nhiều người Maroc muốn ủng hộ đội tuyển quốc gia ở đỉnh cao và trải nghiệm cảm xúc của trận bán kết World Cup, Royal Air Maroc đã thiết lập một cây cầu hàng không giữa Casablanca và Doha," hãng đã cho biết trong một tuyên bố đầu tuần này.

Do đó, dù đội tuyển Maroc có tiếp tục làm nên lịch sử trong trận bán kết hay không, thì các gian hàng tại Doha vẫn sẽ phải nghĩ ra giải pháp để đáp ứng nhu cầu của nhiều người hâm mộ Maroc.

Xem thêm

Morocco – Những sắc màu kỳ diệu

Morocco – Những sắc màu kỳ diệu

Morocco trong tôi không đơn giản là hành trình du lịch đơn thuần. Đó là chuỗi ngày của những khám phá mới, trải nghiệm mới vô cùng lạ lẫm.

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…