Tình hình kinh tế - xã hội 2 tháng đầu năm 2004 qua các con số

ktxh-2-thang-dau-nam-2024-1236.jpg

Với việc dự báo sớm và có sự chủ động trong điều hành, kinh tế - xã hội Việt Nam dù trải qua kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài vẫn đạt được nhiều điểm tích cực bằng các chỉ số tăng hơn so với tháng trước đó.

THU - CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Thu ngân sách Nhà nước 2 tháng đầu năm 2024 ước tăng 10,4% so với cùng kỳ năm 2023. Chi ngân sách Nhà nước ước tăng 7,7% so với cùng kỳ năm ngoái, đảm bảo các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý nhà nước, thanh toán các khoản nợ đến hạn cũng như chi trả kịp thời cho các đối tượng theo quy định.

thu-ngan-sach-nha-nuoc-thang-2-nam-2024-8117.jpg

Tổng thu ngân sách Nhà nước tháng 2/2024 ước đạt 132,7 nghìn tỷ đồng. Lũy kế 2 tháng đầu năm 2024 đạt 399,4 nghìn tỷ đồng, bằng 23,5% dự toán năm và tăng 10,4% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, một số khoản thu chính như sau:

- Thu nội địa tháng 2/2024 ước đạt 113,5 nghìn tỷ đồng. Lũy kế 2 tháng đầu năm 2024 đạt 355,8 nghìn tỷ đồng, bằng 24,6% dự toán năm và tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2023.

- Thu từ dầu thô tháng 2/2024 ước đạt 4,8 nghìn tỷ đồng. Lũy kế 2 tháng đầu năm 2024 đạt 9,7 nghìn tỷ đồng, bằng 21,2% dự toán năm và giảm 2,6% so với cùng kỳ năm 2023.

- Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu tháng 2/2024 ước đạt 14,3 nghìn tỷ đồng. Lũy kế 2 tháng đầu năm 2024 đạt 33,8 nghìn tỷ đồng, bằng 16,6% dự toán năm và giảm 18,4% so với cùng kỳ năm 2023.

chi-ngan-sach-nha-nuoc-2-thang-dau-nam-2024-892.jpg

Bên cạnh đó, tổng chi ngân sách Nhà nước tháng 2/2024 ước đạt 117,8 nghìn tỷ đồng; lũy kế 2 tháng đầu năm 2024 ước đạt 260,7 nghìn tỷ đồng, bằng 12,3% dự toán năm và tăng 7,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, chi thường xuyên 2 tháng đầu năm 2024 đạt 175 nghìn tỷ đồng, bằng 13,9% dự toán năm và tăng 2,3% so với cùng kỳ năm 2023; chi đầu tư phát triển đạt gần 60 nghìn tỷ đồng, bằng 8,9% và tăng 21,8%; chi trả nợ lãi 25,7 nghìn tỷ đồng, bằng 23% và tăng 18,8%.

CHỈ SỐ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP

chi-so-san-xuat-cong-nghiep-cua-viet-nam-trong-2-thang-dau-nam-2024-6283.jpg

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 2/2024 ước tính giảm 18% so với tháng trước và giảm 6,8% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, ngành khai khoáng giảm 15,3% so với cùng kỳ năm ngoái; ngành chế biến, chế tạo giảm 6,5%; sản xuất và phân phối điện giảm 3,6%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 1,1%.

mot-so-san-pham-cong-nghiep-tang-cao-trong-2-thang-dau-nam-2024-3805.jpg
mot-so-san-pham-cong-nghiep-giam-trong-2-thang-dau-nam-2024-1745.jpg

Tính chung 2 tháng đầu năm 2024, IIP ước tính tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2023 (cùng kỳ năm 2023 giảm 2,9%). Trong đó, ngành khai khoáng giảm 3,5% (cùng kỳ năm 2023 giảm 2,4%), làm giảm 0,6 điểm phần trăm trong mức tăng chung; ngành chế biến, chế tạo tăng 5,9% (cùng kỳ năm 2023 giảm 3,1%), đóng góp 5,2 điểm phần trăm; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 12,2% (cùng kỳ năm 2023 giảm 2,6%), đóng góp 1,1 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 2,5% (cùng kỳ năm 2023 tăng 2,9%), đóng góp 0,04 điểm phần trăm.

CÁN CÂN XUẤT - NHẬP KHẨU

Trong tháng 2/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 48,54 tỷ USD, giảm 25,8% so với tháng trước và giảm 1,8% so với cùng kỳ năm 2023. Tính chung 2 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 113,96 tỷ USD, tăng 18,6% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó xuất khẩu tăng 19,2%; nhập khẩu tăng 18%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 4,72 tỷ USD.

Về xuất khẩu:

kinh-ngach-xuat-khau-mot-so-mat-hang-2-thang-dau-nam-2024-5872.jpg

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 2/2024 ước đạt 24,82 tỷ USD, giảm 28,1% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 6,62 tỷ USD, giảm 30,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 18,2 tỷ USD, giảm 27,2%. So với cùng kỳ năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong tháng giảm 5%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 0,9%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) giảm 7%.

Tính chung 2 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 59,34 tỷ USD, tăng 19,2% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 16,14 tỷ USD, tăng 33,3%, chiếm 27,2% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 43,2 tỷ USD, tăng 14,7%, chiếm 72,8%.

Về nhập khẩu:

kim-ngach-nhap-khau-mot-so-mat-hang-2-thang-dau-nam-2024-3525.jpg

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 2/2024 ước đạt 23,72 tỷ USD, giảm 23,2% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 8,42 tỷ USD, giảm 25,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 15,3 tỷ USD, giảm 22,1%. So với cùng kỳ năm ngoái, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa trong tháng tăng 1,8%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 5,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm 0,1%.

Tính chung 2 tháng đầu năm 2024, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 54,62 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 19,67 tỷ USD, tăng 27,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 34,95 tỷ USD, tăng 13,3%.

Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 17,4 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 20,9 tỷ USD.

cac-thi-truong-xuat-khau-nhap-khau-lon-nhat-cua-viet-nam-trong-2-thang-dau-nam-2024-9128.jpg

Trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất siêu sang Mỹ ước đạt 15,2 tỷ USD tăng 36,6% so với cùng kỳ năm 2023; xuất siêu sang EU ước đạt 5,3 tỷ USD, tăng 13,9%; xuất siêu sang Nhật Bản 0,4 tỷ USD (cùng kỳ năm trước nhập siêu 0,2 tỷ USD); nhập siêu từ Trung Quốc 12,8 tỷ USD, tăng 98,2%; nhập siêu từ Hàn Quốc 3,7 tỷ USD, giảm 4,3%; nhập siêu từ ASEAN đạt 1 tỷ USD, giảm 21,9%.

Tính chung 2 tháng đầu năm 2024, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 4,72 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 3,5 tỷ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 3,53 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 8,25 tỷ USD.

HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ

chi-so-cpi-cua-viet-nam-thang-2-nam-2024-6270.jpg

Tháng 2/2024 là tháng của Tết Nguyên đán Giáp Thìn nên nhu cầu mua sắm hàng hóa và dịch vụ từ người dân tăng cao; giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu; giá xăng dầu, giá gas tăng theo giá nhiên liệu thế giới là những nguyên nhân chính làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng tăng 1,04% so với tháng trước; tăng 1,35% so với tháng 12/2023 và tăng 3,98% so với cùng kỳ năm 2023.

tong-muc-ban-le-hang-hoa-va-doanh-thu-dich-vu-tieu-dung-trong-2-thang-dau-nam-2024-5135.jpg
tong-muc-ban-le-hang-hoa-va-doanh-thu-dich-vu-tieu-dung-trong-thang-2-nam-2024-8947.jpg

Bình quân 2 tháng đầu năm 2024, CPI tăng 3,67% so với cùng kỳ năm ngoái; lạm phát cơ bản tăng 2,84%.

Lạm phát cơ bản trong tháng tăng 0,49% so với tháng trước và tăng 2,96% so với cùng kỳ năm 2023. Bình quân 2 tháng đầu năm, lạm phát cơ bản tăng 2,84% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 3,67%) chủ yếu do giá lương thực, xăng dầu, giá dịch vụ y tế và giá dịch vụ giáo dục là yếu tố tác động tăng CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính toán lạm phát cơ bản.

VẬN TẢI HÀNH KHÁCH VÀ HÀNG HÓA

Hoạt động vận tải diễn ra trong tháng rất sôi động bởi phục vụ nhu cầu đi lại, du lịch và tiêu dùng của nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán. So với cùng kỳ năm 2023, vận tải hành khách tháng 2/2024 tăng 14,3% về vận chuyển và tăng 22,7% về luân chuyển; vận tải hàng hóa tăng 13,5% về vận chuyển và tăng 4,7% về luân chuyển.

Tính chung 2 tháng đầu năm 2024, vận chuyển hành khách tăng 9,2% và luân chuyển tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước; vận chuyển hàng hóa tăng 13,9% và luân chuyển tăng 14%.

tinh-hinh-van-tai-hang-hoa-trong-2-thang-dau-nam-2024-4853.jpg

Vận tải hành khách tháng 2/2024 ước đạt 421,5 triệu lượt khách vận chuyển, tăng 8,7% và luân chuyển 23,7 tỷ lượt khách/km, tăng 10,2% so với tháng trước do nhu cầu đi lại, du lịch của người dân trong nước cũng như khách quốc tế tăng cao trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.

Tính chung 2 tháng đầu năm 2024, vận tải hành khách ước đạt 809,1 triệu lượt khách vận chuyển, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2023 và luân chuyển đạt 45,2 tỷ lượt khách/km, tăng 11,8%. Trong đó, vận tải trong nước ước đạt 806,1 triệu lượt khách vận chuyển, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm ngoái và 34,9 tỷ lượt khách/km luân chuyển, tăng 3,8%; vận tải ngoài nước ước đạt 3 triệu lượt khách vận chuyển, tăng 37,5% và 10,3 tỷ lượt khách/km luân chuyển, tăng 51,2% so với cùng kỳ năm 2023.

Vận tải hàng hóa tháng 2/2024 ước đạt 205,5 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, giảm 2,2% và luân chuyển 41,1 tỷ tấn/km, giảm 12% so với tháng trước do hoạt động vận chuyển hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán chủ yếu diễn ra từ tháng 1/2024 và số ngày làm việc trong tháng 2/2024 của các hãng vận chuyển ít hơn tháng trước do toàn bộ số ngày nghỉ Tết Nguyên đán đều nằm trong tháng này.

Tính chung 2 tháng đầu năm 2024, vận tải hàng hóa ước đạt 415,8 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển 87,9 tỷ tấn/km, tăng 14%. Trong đó, vận tải trong nước ước đạt 408,1 triệu tấn vận chuyển, tăng 14,1% và 54,9 tỷ tấn/km luân chuyển, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2023; vận tải ngoài nước ước đạt 7,7 triệu tấn vận chuyển, tăng 6,6% và 33 tỷ tấn/km luân chuyển, tăng 14,2%.

Xét theo ngành vận tải, hầu hết các ngành đường 2 tháng đầu năm 2024 có tốc độ tăng tích cực so với cùng kỳ năm ngoái do vận chuyển hàng hóa phục vụ nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong nước tăng. Riêng vận tải hàng hóa đường sắt gặp nhiều khó khăn khi cạnh tranh với các ngành đường khác.

KHÁCH QUỐC TẾ ĐẾN VIỆT NAM

khach-quoc-te-den-viet-nam-trong-2-thang-dau-nam-2024-phan-theo-phuong-tien-den-2702.jpg

Nhờ hiệu quả từ các chính sách thị thực thuận lợi, các chương trình kích cầu du lịch cũng như sự nỗ lực của chính quyền và người dân nên số lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 2/2024 đạt hơn 1,5 triệu lượt người, tăng 1,3% so với tháng trước và tăng 64,1% so với cùng kỳ năm 2023. Tính chung 2 tháng đầu năm 2024, khách quốc tế đến nước ta đạt hơn 3 triệu lượt người, tăng 68,7% so với cùng kỳ năm ngoái và bằng 98,5% so với cùng kỳ năm 2019 (năm chưa xảy ra dịch Covid-19).

khach-quoc-te-den-viet-nam-trong-2-thang-dau-nam-2024-phan-theo-vi-tri-dia-ly-740.jpg

Trong tổng số hơn 3 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam 2 tháng đầu năm nay, khách đến bằng đường hàng không đạt gần 2,6 triệu lượt người, chiếm 84,2% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam và gấp 1,6 lần cùng kỳ năm 2023; bằng đường bộ đạt 388,6 nghìn lượt người, chiếm 12,8% và gấp 2,5 lần; bằng đường biển đạt 90,7 nghìn lượt người, chiếm 3% và gấp 7 lần.

HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP

Trong tháng, cả nước có gần 8,6 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 67,3 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký gần 50,9 nghìn lao động, giảm 36,5% về số doanh nghiệp, giảm 55,6% về vốn đăng ký và giảm 50,8% về số lao động so với tháng trước.

So với cùng kỳ năm 2023, giảm 2,8% về số doanh nghiệp, tăng 2,6% về số vốn đăng ký và giảm 0,3% về số lao động. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong tháng đạt 7,8 tỷ đồng, giảm 30% so với tháng trước và tăng 5,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó, cả nước còn có hơn 5,3 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 61,3% so với tháng trước và tăng 36% so với cùng kỳ năm 2023.

Tính chung 2 tháng đầu năm 2024, cả nước có hơn 22,1 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 218,7 nghìn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký là 154,3 nghìn lao động, tăng 12,4% về số doanh nghiệp, tăng 32,8% về vốn đăng ký và tăng 29% về số lao động so với cùng kỳ năm 2023. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong 2 tháng đầu năm 2024 đạt 9,9 tỷ đồng, tăng 18,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu tính cả 300,9 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của 6.331 doanh nghiệp tăng vốn thì tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2024 là 519,6 nghìn tỷ đồng, giảm 0,6% so với cùng kỳ năm 2023.

Bên cạnh đó, cả nước có gần 19 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động (tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2023), nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 2 tháng đầu năm 2024 lên gần 41,1 nghìn doanh nghiệp, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Bình quân một tháng có hơn 20,5 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.

tinh-hinh-thanh-lap-doanh-nghiep-trong-2-thang-dau-nam-2024-1354.jpg

Theo khu vực kinh tế, 2 tháng đầu năm 2024 có 236 doanh nghiệp thành lập mới thuộc khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng 19,2% so với cùng kỳ năm 2023; 5,3 nghìn doanh nghiệp thuộc khu vực công nghiệp và xây dựng, tăng 12,1%; 16,6 nghìn doanh nghiệp thuộc khu vực dịch vụ, tăng 12,4%.

Cũng trong tháng, có 5.146 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, giảm 88,3% so với tháng trước và tăng 35,3% so với cùng kỳ năm 2023; có 2.153 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 72,4% và giảm 18,3%; có 1.506 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 30,4% và tăng 29%.

Tính chung 2 tháng đầu năm 2024, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là gần 49,3 nghìn doanh nghiệp, tăng 27,1% so với cùng kỳ năm 2023; 10 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 6,5%; gần 3,7 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 14,5%. Bình quân một tháng có gần 31,5 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

VỐN FDI ĐĂNG KÝ CẤP MỚI

Vốn đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng 2/2024 được các Bộ, ngành và địa phương tập trung triển khai công việc ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công ngay từ tháng đầu năm, đặc biệt là các dự án chuyển tiếp. Tính chung 2 tháng đầu năm 2024, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước ước đạt 8,4% kế hoạch, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm 2023. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 2 tháng đầu năm 2024 ước đạt 2,8 tỷ USD tăng 9,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

quoc-gia-va-vung-lanh-tho-co-du-an-duoc-cap-phep-moi-tai-viet-nam-trong-2-thang-dau-nam-2024-5751.jpg

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước trong tháng ước đạt 26,9 nghìn tỷ đồng, giảm 13,1% so với cùng kỳ năm 2023, bao gồm: Vốn Trung ương quản lý đạt 4,7 nghìn tỷ đồng, giảm 20,7%; vốn địa phương quản lý 22,2 nghìn tỷ đồng, giảm 11,3%. Tính chung 2 tháng đầu năm 2024, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước ước đạt hơn 59,8 nghìn tỷ đồng, bằng 8,4% kế hoạch năm và tăng 2,1% so với cùng kỳ năm ngoái (cùng kỳ năm 2023 bằng 8% và tăng 21,8%).

dia-phuong-thu-hut-von-fdi-dang-ky-cap-moi-trong-2-thang-dau-nam-2024-9375.jpg

Trong số 30 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2024, Singapore là nhà đầu tư lớn nhất với 1,94 tỷ USD, chiếm 53,8% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Đặc khu hành chính Hồng Kông (Trung Quốc) 460,7 triệu USD, chiếm 12,8%; Nhật Bản 408,4 triệu USD, chiếm 11,4%; Trung Quốc 381,6 triệu USD, chiếm 10,6%; Hàn Quốc 137,9 triệu USD, chiếm 3,8%; Đài Loan 67 triệu USD, chiếm 1,9%.

7 địa phương dẫn đầu về thu hút vốn FDI đăng ký cấp mới là Hà Nội, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Hưng Yên và Bắc Ninh.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…