Tôn Đông Á tái khởi động kế hoạch lên sàn HOSE, mạnh tay chia cổ tức và huy động vốn

Sau khi lỡ hẹn với sàn HOSE vì khoản lỗ bất ngờ năm 2022, Tôn Đông Á đang khởi động lại lộ trình chuyển sàn và mở rộng quy mô vốn. Không chỉ điều chỉnh kế hoạch cổ tức theo hướng “hào phóng” hơn, doanh nghiệp còn lên hàng loạt phương án tăng vốn qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu và ESOP...

Tôn Đông Á tái khởi động kế hoạch lên sàn HOSE, mạnh tay chia cổ tức và huy động vốn

Sau một thời gian im ắng trên sàn UPCoM, Công ty Cổ phần Tôn Đông Á (mã chứng khoán: GDA) đang rục rịch quay trở lại cuộc chơi lớn với hàng loạt động thái đáng chú ý: Chuyển sàn, chia cổ tức khủng và mở rộng vốn qua nhiều kênh.

Trong tài liệu vừa công bố, Hội đồng quản trị Tôn Đông Á đã trình phương án đưa cổ phiếu GDA từ UPCoM lên niêm yết chính thức tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE). Điều này đánh dấu bước ngoặt mới của doanh nghiệp sau lần trì hoãn niêm yết trước đó.

Trước đây, Tôn Đông Á từng lên kế hoạch IPO để niêm yết trên HOSE trong giai đoạn 2021–2022, khi kết quả kinh doanh đạt đỉnh với doanh thu hơn 25.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế chạm mốc 1.200 tỷ đồng.

Tuy nhiên, kế hoạch đã bị "đứt gánh giữa đường" khi công ty bất ngờ lỗ hơn 276 tỷ đồng trong năm 2022, không đủ điều kiện niêm yết và buộc phải rút hồ sơ. Sau đó, đến tháng 9/2023, cổ phiếu GDA mới được giao dịch trên UPCoM.

Giờ đây, khi tình hình tài chính phần nào ổn định trở lại, Tôn Đông Á quyết định tái khởi động kế hoạch chuyển sàn lên HOSE. Phương án này sẽ được triển khai ngay sau khi được Đại hội cổ đông thường niên sắp tới thông qua, và không bị giới hạn bởi thời gian giữa các kỳ đại hội.

Bên cạnh chuyển sàn, một điểm nhấn đáng chú ý khác là kế hoạch chi trả cổ tức, với nhiều điều chỉnh theo hướng ưu đãi cho cổ đông. Ban đầu, công ty dự kiến chia cổ tức năm 2023 gồm 10% bằng tiền mặt (đã thực hiện vào ngày 6/12/2024) và 20% bằng cổ phiếu.

Tuy nhiên, phương án chia cổ phiếu chưa được triển khai nên Hội đồng quản trị của doanh nghiệp này đề xuất hủy bỏ, thay vào đó là một phương án “mạnh tay” hơn, chi trả cổ tức năm 2024 với tỷ lệ tối đa 40%, gồm 10% bằng tiền mặt và 30% bằng cổ phiếu.

Việc chi trả cổ tức tiền mặt 10% sẽ được tạm ứng vào ngày 12/6 tới, với ngày chốt quyền là 13/5. Đối với phần cổ tức bằng cổ phiếu, dự kiến công ty sẽ phát hành khoảng 34,4 triệu đơn vị, qua đó nâng vốn điều lệ từ 1.146,9 tỷ đồng lên 1.490,9 tỷ đồng. Thời gian thực hiện kế hoạch này kéo dài trong giai đoạn 2025–2026.

Không dừng lại ở đó, Tôn Đông Á còn đặt ra phương án chia cổ tức năm 2025 tối đa 20% mệnh giá, có thể bằng tiền mặt hoặc cổ phiếu, dự kiến thực hiện trong năm 2026–2027.

Để tiếp tục mở rộng quy mô tài chính, Tôn Đông Á đưa ra loạt kế hoạch phát hành cổ phiếu. Đầu tiên là phát hành cổ phiếu ESOP với tỷ lệ tối đa 3% tổng số cổ phiếu đang lưu hành tại thời điểm triển khai. Cổ phiếu ESOP sẽ được phát hành với giá không thấp hơn mệnh giá và bị hạn chế chuyển nhượng trong 2 năm.

Cùng với đó, công ty dự kiến phát hành cổ phiếu ra công chúng cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 3:1. Cổ đông sở hữu 3 cổ phiếu sẽ được quyền mua thêm 1 cổ phiếu mới, với giá không thấp hơn mệnh giá.

Số lượng phát hành dự kiến không vượt quá 1/3 lượng cổ phiếu đang lưu hành tại thời điểm phát hành. Các cổ phiếu phát hành theo hình thức này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong 6 tháng. Thời gian triển khai rơi vào khoảng 2025–2026, với mục tiêu bổ sung vốn lưu động và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

Về kênh huy động nợ, Tôn Đông Á lên kế hoạch phát hành 500 tỷ đồng trái phiếu, có thể là trái phiếu thường hoặc chuyển đổi, thông qua phương thức riêng lẻ hoặc công khai do Hội đồng quản trị quyết định. Một thương vụ trái phiếu chuyển đổi khác cũng được đưa ra báo cáo tại đại hội là phát hành gần 56 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn Posco Việt Nam, không có tài sản đảm bảo, với kỳ hạn 12 năm, đáo hạn vào 28/4/2026.

Theo kế hoạch, số trái phiếu này có thể được chuyển đổi thành 2,55 triệu cổ phiếu với giá chuyển đổi dự kiến 21.900 đồng/cổ phiếu. Nếu hoàn tất chuyển đổi, Tôn Đông Á sẽ tiếp tục tăng vốn điều lệ. Tuy nhiên, cổ phiếu chuyển đổi sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 2 năm, và Hội đồng quản trị đề xuất cổ đông ủy quyền cho việc quyết định phương án cũng như thời gian thực hiện chuyển đổi hoặc mua lại trái phiếu này.

Dưới góc độ kinh doanh, Hội đồng quản trị cũng trình kế hoạch tài chính cho năm 2025 với mục tiêu doanh thu đạt 18.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 300 tỷ đồng, tương ứng mức cổ tức 20%. So với kết quả thực hiện năm 2024, chỉ tiêu này giảm lần lượt 6% về doanh thu và 12,3% về lợi nhuận.

Báo cáo tài chính quý 1/2025 cho thấy Tôn Đông Á ghi nhận doanh thu thuần gần 3.977 tỷ đồng, giảm 122 tỷ so với cùng kỳ năm trước. Biên lợi nhuận gộp cũng sụt giảm đáng kể từ 8,45% xuống còn 7%. Lợi nhuận sau thuế quý 1/2025 đạt khoảng 62,7 tỷ đồng, giảm mạnh 34% so với cùng kỳ.

anh-chup-man-hinh-2025-05-26-luc-171534.jpg
Diễn biến cổ phiếu GDA trong thời gian qua

Trên thị trường chứng khoán, kết thúc phiên giao dịch ngày 26/5, cổ phiếu GDA giảm 1,02%, lùi về mức 19.400 đồng/cổ phiếu, với khối lượng giao dịch đạt 253.800 đơn vị. Đáng chú ý, chỉ riêng trong quý 1, mã này đã mất hơn 16% giá trị.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Một công ty khai thác cảng bị xử phạt hơn 327 triệu đồng

Một công ty khai thác cảng bị xử phạt hơn 327 triệu đồng

Mặc dù đang ngập trong thua lỗ với khoản lỗ sau thuế kỷ lục lên tới 122,6 tỷ đồng chỉ trong quý 1/2025 và lỗ lũy kế vượt 150 tỷ đồng, Dầu khí Đầu tư Khai thác Cảng Phước An vẫn tiếp tục gây chú ý khi bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính tổng cộng hơn 327 triệu đồng...

Uỷ ban Chứng khoán “rút lại” hai quyết định quan trọng với APG

Uỷ ban Chứng khoán “rút lại” hai quyết định quan trọng với APG

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thu hồi hai quyết định quan trọng từng cấp phép cho Công ty Cổ phần Chứng khoán APG. Động thái này diễn ra trong bối cảnh APG liên tục biến động về cơ cấu cổ đông, chịu án phạt vi phạm hành chính và đối mặt với nhiều thách thức kinh doanh...

VPBank: Cú hích từ G-Dragon và tham vọng tỷ đô

VPBank: Cú hích từ G-Dragon và tham vọng tỷ đô

Chỉ trong chưa đầy hai tuần kể từ khi VPBank công bố mời nhóm nhạc Hàn Quốc G-Dragon và nữ ca sĩ CL, cựu trưởng nhóm 2NE1 đến Việt Nam biểu diễn, giá cổ phiếu ngân hàng này đã bật tăng mạnh, kéo vốn hóa thị trường vọt thêm hơn 7.000 tỷ đồng...

Nhìn tưởng “giàu”, hóa ra đang "nợ": Bí ẩn khoản phải thu của các đại gia bất động sản

Nhìn tưởng “giàu”, hóa ra đang "nợ": Bí ẩn khoản phải thu của các đại gia bất động sản

Trong bối cảnh ngành bất động sản tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức, một điểm đáng chú ý trên báo cáo tài chính quý 1/2025 của nhiều doanh nghiệp là tỷ trọng các khoản phải thu trên tổng tài sản đang ở mức rất cao, trong số đó, có các cái tên nổi bật như An Gia, Đất Xanh và Vinhomes...

Định vị nhà đầu tư cá nhân trong "cuộc chơi mới" của thị trường chứng khoán Việt Nam

Rủi ro điều chỉnh vẫn còn hiện hữu

VN-Index bất ngờ bứt phá trong phiên 20/5 khi vượt qua ngưỡng kháng cự tâm lý 1.300 điểm, đánh dấu mức tăng mạnh nhất trong tháng 3/2025 và tiến sát vùng cản 1.320 điểm, tuy vậy, giới phân tích vẫn cảnh báo khả năng rung lắc có thể xuất hiện khi chỉ số tiến gần vùng đỉnh cũ...