Tôn Đông Á đầu tư 25 tỷ đồng vào doanh nghiệp tại Indonesia

Công ty Cổ phần Tôn Đông Á đầu tư hơn 25 tỷ đồng vào Công ty PT Indo Vina Steel tại Indonesia để kinh doanh thép cuộn...

Tôn Đông Á góp 25 tỷ đồng để mở một công ty tại Indonesia
Tôn Đông Á góp 25 tỷ đồng để mở một công ty tại Indonesia

Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tôn Đông Á (mã chứng khoán: GDA) phê duyệt chủ trương đầu tư ra nước ngoài. Theo đó, GDA góp 25 tỷ đồng để mở một công ty tại Indonesia và lấy tên PT Indo Vina Steel để kinh doanh thép cuộn, tương đương nắm 51% vốn điều lệ doanh nghiệp mới này.

Mục đích việc đầu tư để mở rộng thị trường, quy mô hoạt động, tăng hiệu quả hoạt động của công ty. Hội đồng Quản trị Tôn Đông Á cũng ủy quyền cho đại diện pháp luật hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị thực hiện các công việc cần thiết, bao gồm ký kết các hợp đồng, lựa chọn đối tác, và xây dựng chi tiết phương án đầu tư.

Về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, quý 3/2024 doanh thu thuần của GDA đạt hơn 5.162 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ. Sau khi khấu trừ chi phí, tôn Đông Á báo lãi sau thuế 53,6 tỷ đồng, giảm gần 10%.

Giải trình về kết quả kinh doanh, Tôn Đông Á cho biết mặc dù nhu cầu tiêu thụ sản lượng thép trên thị trường nội địa và xuất khẩu tăng so với cùng kỳ năm trước, dẫn đến lợi nhuận gộp tăng 77,3%, nhưng chi phí bán hàng tăng 81% so với cùng kỳ năm trước đã khiến lợi nhuận quý 3/2024 giảm so với quý 3/2023.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu đạt hơn 15.000 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 320,5 tỷ đồng, tăng 21% so với 9 tháng đầu năm 2023. Tại Đại hội đồng cổ đông năm 2024, doanh nghiệp này đặt mục tiêu doanh thu đạt 18.000 tỷ đồng, và lợi nhuận sau thuế 300 tỷ đồng. Như vậy, tính đến hết quý 3, Tôn Đông Á đã hoàn thành 85% kế hoạch doanh thu và đã vượt 7% mục tiêu lợi nhuận.

Mới đây, dự án nhà máy thép lá mạ Phú Mỹ tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu của Tôn Đông Á đã có giấy phép đầu tư trong quý 4/2024. Hiện, công ty đang trong quá trình xin giấy phép xây dựng và dự kiến hoàn thành trong đầu năm 2025. Theo Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), Tôn Đông Á kỳ vọng có thể đưa vào vận hành thương mại giai đoạn 1 của dự án này trong quý 2 - 3/2026.

Dự án nhà máy thép lá mạ Phú Mỹ có tổng vốn đầu tư 7.000 tỷ đồng với tổng công suất thiết kế là 1,2 triệu tấn/năm. Dự án chia làm 3 giai đoạn, bao gồm giai đoạn 1 sản xuất 300.000 tấn/năm (dự kiến đi vào hoạt động 2026), giai đoạn 2 sản xuất 200.000 tấn/năm (dự kiến hoạt động năm 2027) và giai đoạn 3 sản xuất 650.000 tấn/năm (dự kiến hoạt động 2029).

Dự kiến nhà máy mới sẽ giúp doanh thu của công ty tăng trưởng trung bình 5 - 10%/năm. Tỷ trọng thị trường nội địa và xuất khẩu dự kiến sẽ duy trì ở tỷ lệ 50/50. Tuy nhiên, tùy tình hình thị trường mà công ty có thể chủ động nâng sản lượng nội địa lên chiếm 60% tổng sản lượng.

VDSC cho rằng, trong dài hạn, đây là chiến lược đúng đắn của công ty, khi trong chuỗi giá trị của ngành thép, thép dẹt ngoài dùng cho xây dựng (tôn mạ) còn có ứng dụng nhiều vào sản xuất công nghiệp (máy móc, thiết bị gia dụng, ô tô, đóng tàu…) và ít bị ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh tế so với thép xây dựng.

Công ty Cổ phần Tôn Đông Á tiền thân là Công ty TNHH Đông Á được thành lập vào ngày 5/11/1998, sau đó được đổi tên thành Công ty TNHH Tôn Đông Á vào tháng 6/2005. Năm 2009 được xem là một bước ngoặt lớn của Tôn Đông Á khi chuyển đổi từ hình thức công ty TNHH sang công ty cổ phần để hội nhập, hợp tác và đồng hành để cùng phát triển với các doanh nghiệp cùng ngành trên thế giới.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Những niềm vui lớn của cổ đông Masan Consumer trong năm 2024

Những niềm vui lớn của cổ đông Masan Consumer trong năm 2024

Năm 2024 thực sự là một năm bội thu đối với cổ đông Masan Consumer với những bước tiến vượt bậc, doanh nghiệp này không chỉ khẳng định vị thế dẫn đầu trong ngành hàng tiêu dùng mà còn mang đến những niềm vui bất ngờ cho các nhà đầu tư...

GS.TS. Phạm Hùng Việt giới thiệu công trình nghiên cứu khoa học công nghệ về giá trị khoa học và tính ưu việt của các bài thuốc dân gian có tác dụng điều trị bệnh gan, mật của các dân tộc vùng Tây Bắc

Cần sự chung tay nhiều bên để tài sản trí tuệ đi vào cuộc sống

“Chuyển giao tri thức và thương mại hóa tài sản trí tuệ không chỉ là nhiệm vụ mà còn là trách nhiệm của chúng ta trong việc tạo ra giá trị bền vững từ tri thức. Điều này đòi hỏi sự chung tay của nhiều bên, từ các nhà nghiên cứu, doanh nghiệp, cơ quan quản lý đến các nhà đầu tư và tổ chức hỗ trợ”...

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương

Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị 4 giải pháp để đạt mục tiêu giải ngân trên 95% tổng vốn đầu tư công

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết việc giải ngân vốn đầu tư công vừa qua gặp nhiều khó khăn, nổi bật là vấn đề vật liệu thông thường phục vụ cho thi công các công trình lớn. Thứ trưởng cũng nêu ra các nhóm giải pháp để đạt mục tiêu giải ngân trên 95% tổng vốn...