Thế giới đã trải qua quá trình đô thị hóa nhanh chóng trong thế kỷ qua. Đến nay, có hơn 4,3 tỷ người đang sống ở đô thị, chiếm 55% dân số thế giới.
Có lẽ không có gì ngạc nhiên khi phần lớn các thành phố đông dân nhất thế giới nằm ở hai quốc gia đông dân nhất thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ.
Theo phân loại dân số theo thành phố, thành phố Trùng Khánh của Trung Quốc dẫn đầu bảng xếp hạng, với dân số là 32,1 triệu người.
Hệ thống đường ray đơn của thành phố Trùng Khánh giữ kỷ lục là dài nhất và bận rộn nhất thế giới, với 70 nhà ga. Sân bay quốc tế Trùng Khánh Jiangbei, nằm trong số 50 sân bay bận rộn nhất thế giới . Ngoài ra, thành phố được xếp hạng trong số 50 trung tâm nghiên cứu khoa học hàng đầu thế giới.
Thành phố Delhi của Ấn Độ đã trải qua một trong những quá trình mở rộng đô thị nhanh nhất trên thế giới. Liên hợp quốc dự đoán Ấn Độ sẽ có thêm hơn 400 triệu cư dân đô thị vào năm 2050.
Tại phân loại khu vực thành thị, Tokyo của Nhật Bản đứng đầu bảng xếp hạng với 37,7 triệu dân. Thành phố này có khoảng 10% dân số Nhật Bản. Do đó, ngay cả với một trong những hệ thống đường sắt lớn nhất thế giới, các chuyến tàu ở Tokyo vẫn vô cùng đông đúc, với tỷ lệ lên tàu là 200% trong thời gian cao điểm ở những khu vực đông đúc nhất. Thành phố này cũng nổi tiếng với Giao lộ Shibuya, giao lộ nhộn nhịp nhất hành tinh.
Tokyo cũng đứng đầu danh sách dân số tại đô thị cao nhất, với 37,3 triệu người.
Khi dân số đô thị toàn cầu tiếp tục tăng, các thành phố mới, đặc biệt là ở Châu Phi và Châu Á, dự kiến sẽ sớm giành được danh hiệu "thành phố đông dân".
Vừa qua, Liên Hợp Quốc cũng dự đoán rằng đến năm 2050, 68% dân số thế giới sẽ sống ở các khu vực đô thị.