TP. HCM: 8 tháng đầu năm có 504 công trình xây dựng sai phép, không phép

Tính đến tháng 8/2020 (từ ngày 15/12/2019 đến 25/8/2020), trên địa bàn TP có 504 công trình vi phạm trật tự xây dựng, trong đó sai phép 211 trường hợp, không phép 293 trường hợp.
TP. HCM: 8 tháng đầu năm có 504 công trình xây dựng sai phép, không phép

Sở Xây dựng TP. HCM vừa báo cáo Thường trực Thành ủy, UBND TP. HCM về tình hình thực hiện Chỉ thị 23 của Ban Thường vụ TP trong 8 tháng đầu năm 2020.

Theo đó, tính đến tháng 8/2020 (từ ngày 15/12/2019 đến 25/8/2020), trên địa bàn TP có 504 công trình vi phạm trật tự xây dựng, trong đó sai phép 211 trường hợp (chiếm tỷ lệ 42%), không phép 293 trường hợp (chiếm tỷ lệ 58%).

Bình quân số vụ vi phạm trên một ngày là 1,9 vụ. Nếu so sánh với 6 tháng đầu năm 2019 là 8,5 vụ/ngày (thời điểm trước khi ban hành Chỉ thị số 23) thì số vụ vi phạm đã giảm, tỷ lệ giảm là 77,2%.

Sở Xây dựng cho biết trong thời gian qua, sở này đã xây dựng dự thảo Quy chế phối hợp xử lý, ngăn chặn công trình vi phạm trật tự xây dựng tiếp tục thi công khi chưa chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Hiện các sở, ban, ngành và UBND quận, huyện góp ý để Sở Xây dựng hoàn chỉnh trình UBND TP xem xét, phê duyệt.

Quy chế này quy định các biện pháp áp dụng ngăn chặn công trình vi phạm trật tự xây dựng, trong đó có biện pháp cắt điện, nước (sau đồng hồ điện, đồng hồ nước); trách nhiệm, trình tự, thủ tục ngăn chặn công trình vi phạm trật tự xây dựng.

Tính đến tháng 8/2020, tổng số lượt truy cập ứng dụng phần mềm trực tuyến "Sở Xây dựng trực tuyến - App mobile SXD247" là 392.924 lượt. Sở Xây dựng đã tiếp nhận 363 thông tin phản ánh qua "App-SXD247" về lĩnh vực thoát nước, chiếu sáng đô thị, trật tự đô thị, cây xanh, nhà ở... Đến nay đã giải quyết 306 thông tin, đang xác minh giải quyết là 57 thông tin.

Ngoài ra, Sở Xây dựng đã đăng tải thông tin của 482 dự án nhà ở thương mại và nhà ở xã hội trên địa bàn TP, trong đó đã cập nhật 355 văn bản chấp thuận đầu tư của UBND TP, 31 văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND TP, 84 văn bản công nhận chủ đầu tư của UBND TP, 162 văn bản cho phép huy động vốn, 254 giấy phép xây dựng và 26 văn bản nghiệm thu công trình.

Trong việc cưỡng chế công trình vi phạm, Sở Xây dựng đã tiếp nhận 79 hồ sơ do UBND quận, huyện lập phương án cưỡng chế tháo dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng. Đến nay, TP đã ban hành quyết định phê duyệt 23 hồ sơ.

Theo ông Lê Hoà Bình Giám đốc Sở Xây dựng TP. HCM, trong thời gian tới, Sở Xây dựng và UBND các quận huyện kiên quyết không để xảy ra tình trạng vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn mà không được kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm. Rà soát, tổ chức thực hiện dứt điểm các quyết định xử phạt vi phạm hành chính còn chậm thực hiện.

Đồng thời giám sát chặt chẽ, tịch thu phương tiện, vật liệu thi công nhằm đảm bảo ngăn chặn các công trình vi phạm đã bị xử lý nhưng vẫn tiếp tục thi công. Trường hợp chủ đầu tư chống đối, không chấp hành thì lập thủ tục chuyển qua cơ quan cảnh sát điều tra để xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động xây dựng theo bộ luật hình sự.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Marina Central Tower thu hút khách thuê nhờ vị trí trung tâm

Marina Central Tower thu hút khách thuê nhờ vị trí trung tâm

Trong bối cảnh ngành bán lẻ cao cấp phát triển mạnh mẽ, xu hướng “xanh hóa” ngày càng phổ biến, Marina Central Tower - tòa văn phòng, trung tâm thương mại mới tại TP.HCM đang trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều khách thuê nhờ lợi thế đặc biệt…

Các đại biểu tại phiên tọa đàm: Dòng tiền chảy vào phân khúc nhà ở thương mại phía Nam - Nhận diện cơ hội đầu tư

Bất động sản phía Nam “khát” căn hộ vừa túi tiền

Với nền tảng pháp lý từ các luật mới có liên quan, giới phân tích đánh giá, thị trường bất động sản đang bước vào chu kỳ phục hồi và tăng trưởng bền vững. Đặc biệt, sự dịch chuyển về nhu cầu và xu hướng đầu tư đang thể hiện rõ rệt hơn ở các tỉnh lân cận TP.HCM như Bình Dương, Đồng Nai, Long An…

Căn hộ Sun Group chỉ từ 24-25 triệu/m2 dành cho ai?

Căn hộ Sun Group chỉ từ 24-25 triệu/m2 dành cho ai?

Sun Urban City Hà Nam không chỉ đơn thuần là một dự án bất động sản, đó là một kiệt tác kiến trúc, một thành phố thu nhỏ, nơi bạn có thể trải nghiệm trọn vẹn những giá trị sống bền vững...

HoREA đã đề xuất một số giải pháp để thực hiện mục tiêu phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội

HoREA đề xuất giảm mức lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội

Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh đề xuất lãi suất cho vay ưu đãi của chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội nên từ 3,6% hoặc 5,76%/năm và người mua, thuê mua nhà ở xã hội được vay ưu đãi với lãi suất từ 3% hoặc 4,8%/năm...