Tranh chấp tại các chung cư ở TP.HCM liên tục diễn ra rất căng thẳng
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã đề cập đến tình trạng này trong báo cáo tình hình thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm 2017 và dự báo thị trường nửa cuối năm.
Sở dĩ tình trạng tranh chấp tiếp tục gia tăng, chủ yếu là do chủ đầu tư chậm bầu Ban quản trị, chưa bàn giao quỹ bảo trì chung cư, tranh chấp phần sở hữu chung trong chung cư (nhà để xe, phòng sinh hoạt cộng đồng, các diện tích có thể kinh doanh cho thuê...) cùng nhiều bất đồng quyền lợi về các dịch vụ trung cư.
Tuy nhiên, việc Bộ Tài chính công bố danh sách 60 dự án nhà mới hoặc di dời nhà xưởng vào khu công nghiệp, thực hiện kế hoạch thanh tra về đất đai năm 2017, đã có tác động đến chủ đầu tư và cả người mua nhà.
Đồng thời, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cũng có văn bản hướng dẫn các tỉnh và thành phố thực hiện việc cấp “sổ đỏ” cho người nước ngoài, sẽ đóng góp phần nào giải quyết ách tắc này.
Bên cạnh đó, khoản 12 điều 6 Luật Nhà ở về việc nghiêm cấm "sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở" (áp dụng kể từ ngày 01/01/2016) đã có tác động đến nhiều hộ dân và doanh nghiệp đã có hoạt động kinh doanh nhiều năm ở một số khu chung cư cũ có truyền thống vừa ở vừa kinh doanh, hoặc tầng trệt hoạt động kinh doanh.
Hiệp hội cũng nhận định, cơn sốt "giá ảo" đất nền phân lô ở các quận ven và huyện ngoại thành đã hạ nhiệt kịp tạo điều kiện thuận lợi cho lãnh đạo thành phố, và các cơ quan có chức năng liên quan minh bạch thông tin về quy hoạch, về chính sách tách thửa đất ở của thành phố đã được người dân đồng tình, hoan nghênh.
Đức Mạnh
>> Giải quyết tranh chấp chung cư: Hai bên đều cần chữ “Tín”