Trung Quốc đẩy mạnh công nghiệp sản xuất chip điện tử - đối phó với cuộc chiến công nghệ

Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ-Trung cùng mối đe doạ các công ty Trung Quốc sẽ bị cắt đứt khỏi công nghệ Mỹ đang thúc đẩy đất nước tỷ dân phát triển ngành công nghiệp bán dẫn của riêng mình.
Trung Quốc đẩy mạnh công nghiệp sản xuất chip điện tử - đối phó với cuộc chiến công nghệ

Trung Quốc đang tích cực đẩy mạnh sự phát triển ngành công nghiệp chip điện tử của riêng mình khi các công ty lớn như Huawei phải đối mặt với mối đe doạ mất quyền truy cập vào hệ thống công nghệ Mỹ.

Các chuyên gia cho rằng nền kinh tế cho rằng Trung Quốc vẫn cần tới ít nhất một thập kỷ để bắt kip với công nghệ của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, nếu ngành công nghiệp bán dẫn của họ đẩy mạnh thì những công ty Hoa Kỹ cũng sẽ mấy đi số lợi nhuận khổng lồ thu được từ Trung Quốc. Dù rằng Trung Quốc từng nhiều lần công khai về mục tiêu phát triển này trong nhiều năm qua, nhưng sự kiện gần đây đã giúp ngành công nghiệp chip điện tử được ưu tiên hàng đầu. “ Sự cố Huawei thực sự đã giúp kích thích sự phát triển và tham vọng của ngành công nghiệp chip nội dịa Trung Quốc.” ông Gu Wenju, nhà phân tích tại công ty nghiên cứu bán dẫn ICWise chia sẻ với CNBC.

Bên cạnh Huawei và ZTE, các công ty khác của Trung Quốc như HikVision cũng được cho là mục tiêu tiếp theo của Mỹ.

Hỗ trợ từ chính phủ

Bắc Kinh nhấn mạnh ngành công nghiệp chất bán dẫn sẽ là lĩnh vực chính của kế hoạch Made in China 2025, một sáng kiến của chính phủ nhằm thúc đẩy sản xuất các sản phẩm có giá trị cao. Trung Quốc đặt mục tiêu sản xuất 40% chất bán dẫn mà họ sử dụng vào năm 2020 và 70% vào năm 2025 với nguồn hỗ trợ hàng chục tỷ USD từ chính phủ. Tháng trước, Trung Quốc cũng tuyên bố cắt giảm thuế cho các công ty bán dẫn và nhà phát triển phần mềm nội địa.

Hiện tại, chỉ có 16% chất bán dẫn nội địa được sử dụng trong quá trình sản xuất, theo báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế. Nói cách khác, Trung Quốc hiện vẫn phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài, phần lớn là Hoa Kỳ.

Thực tế, với sự ủng hộ của chính phủ, các công ty lớn đang nhanh chóng triển khai hành động. Huawei sở hữu series bộ vi xử lý Kirin dành cho điện thoại thông minh và thậm chí modem 5G cho phép các phiên bản kết nối với phiên bản mới nhất của internet di động. Những “gã khổng lồ” công nghệ khác của Trung Quốc cũng đang xem xét silicon của riêng họ. Xiaomi đang khám phá phát triển chip điện tử cung cấp năng lượng cho các sản phẩm trí tuệ, Alibaba đã bắt đầu làm việc trên bộ xử lý AI.

Tác động tới Hoa Kỳ

Sự phát triển của ngành công nghiệp chip của Trung Quốc có thể gây ảnh hưởng tới các công ty Hoa Kỳ, theo ông Gu Wenji. Ông cho biết Trung Quốc xây dựng các mối quan hệ chặt chẽ hơn với các quốc gia khác như Nhật Bản và Hàn Quốc, tạo ra hệ sinh thái bán dẫn của riêng mình – trong đó Mỹ sẽ chỉ đóng một phần nhỏ.

Dù cho HiSilicon (Cty con của Huawei) sản xuất bộ xử lý riêng cho thiết bị của mình, nhưng kết cấu thiết kế vẫn đến từ một công ty của Anh.

Đã có một số công ty Hoa Kỳ lo ngại về tình hình Huawei nằm trong danh sách đen thương mại. Qorvo, một nhà sản xuất các sản phẩm tần số vô tuyến, cho biết rằng doanh thu từ Huawei cho các chi nhánh của hãng chiếm 469 triệu USD, tương đương 15% tổng doanh thu của toàn công ty. Lumentum, một nhà cung cấp khác cho biết doanh số bán hàng cho Huawei chiếm 18% tổng doanh thu năm của họ. Vì thế nên sự trừng phạt của Mỹ đối với Huawei sẽ làm hạ triển vọng doanh thu của nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ.

Trung Quốc cần một tới hai thập kỷ để đuổi kịp Hoa Kỳ

Bất kể những tiến bộ nhanh chóng, ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc khó lòng vượt qua được đối thủ lớn như Mỹ. Một trong những thách thức lớn nhất của họ hiện tại là tìm kiếm và phát triển các nhà cung cấp mới khi nguồn cung từ Hoa Kỳ bị giới hạn.

Như với trường hợp của Huawei, công ty con sản xuất bán dẫn HiSilicon vẫn phải dựa vào thiết kế chip cơ bản từ Arm thuộc sở hữu của Softbank. Dù cho HiSilicon sản xuất bộ xử lý riêng cho thiết bị của mình, nhưng kết cấu thiết kế vẫn đến từ một công ty của Anh. Gần đây, công ty này đã đình chỉ kinh doanh đối với Huawei – tuân thủ theo danh sách đen của Hoa Kỳ. Huawei sẽ cần tìm một giải pháp thay thế cho Arm, công ty thiết kế chip lớn nhất theo thị phần.

“Tuy là một chặng đường dài, nhưng nếu Trung Quốc có được những nhân sự tài năng, công ty ổn định và quan hệ đối tác phù hợp, thì sẽ dễ dàng để đi được đúng hướng tạo nên một ngành công nghiệp bán dẫn vô cùng phát triển trong thập kỷ tới, mà không cần tiếp cần phải tiếp cận với công nghệ Mỹ,” ông Neil Shah, giám đốc nghiên cứu tại Counterpoint Research chia sẻ.

Theo CNBC

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…