Trung Quốc xây dựng Titanic bản 1:1 tại Tứ Xuyên

Một công viên giải trí ở Trung Quốc đang được thiết lập để cung cấp trải nghiệm "bản sao" tương tự với con tàu Titanic nổi tiếng.

Một bản sao khổng lồ của con tàu Titanic đang được xây dựng ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Được gọi là "Titanic không thể chìm", con tàu có cùng kích thước với nguyên bản - dài 269,06 mét và rộng 28,19 mét. 

Con tàu bản sao của Titanic tại Trung Quốc trong giai đoạn xây dựng.
Con tàu bản sao của Titanic tại Trung Quốc trong giai đoạn xây dựng.

Được đặt tại trung tâm của công viên giải trí Romandisea, con tàu sẽ có các tiện nghi tương tự như Titanic, bao gồm phòng tiệc, nhà hát, đài quan sát và một hồ bơi. Du khách sẽ có thể mua vé để nghỉ qua đêm trên con tàu, được cập bến cố định trong một hồ chứa ở sông Qijiang. 

Một nhà đầu tư dự án bên mô hình con tàu bản sao của Titanic.
Một nhà đầu tư dự án bên mô hình con tàu bản sao của Titanic.

Theo AFP đưa tin, con tàu bản sao đã cần tới 23.000 tấn thép và tiêu tốn một tỷ nhân dân tệ (153,5 triệu USD) để xây dựng và hoàn thiện. 

Đây cũng không phải là bản sao duy nhất được làm dựa trên hình mẫu của Titanic. Vào năm 2018, công ty Blue Star Line của Úc đã thông báo rằng công việc đang triển khai tàu Titanic II sau một thời gian dài trì hoãn. Nó đã được quảng cáo là một bản sao y hệt, có 835 cabin với sức chứa 2.435 hành khách. Chuyến đi đầu tiên của Titanic II dự kiến ​​diễn ra vào năm 2022, tuy nhiên trang web của công ty đã không có cập nhật kể từ năm 2018. 

Lịch sử tàu Titanic

Con tàu Titanic ra khơi trong chuyến đi đầu tiên từ Southampton, Anh đến New York, Mỹ vào ngày 10/4/1912. Vào thời điểm đó, nó là tàu chở khách lớn nhất trên thế giới. 

Vào ngày 14/4/1912, vào khoảng nửa đêm, con tàu đã va phải một tảng băng trôi và chìm trong vòng chưa đầy ba giờ. Theo báo cáo của Thượng viện Mỹ về thảm họa Titanic, có 1.517 người đã thiệt mạng và 706 người sống sót trong tổng số 2.223 hành khách và thủy thủ đoàn.

Tai nạn tàu Titanic vào năm 1912.
Tai nạn tàu Titanic vào năm 1912.

Vào năm 1985, một nhóm các nhà khoa học được dẫn đầu bởi giáo sư người Mỹ Robert Ballard và giáo sư người Pháp Jean Jarry đã xác định được vị trí chìm của con tàu vào khoảng 560 km cách bờ biển phía đông nam của Newfoundland, Canada. Vào năm sau đó, giáo sư Ballard và một số thuỷ thủ đã sử dụng tàu lặn nghiên cứu để khám phá con tàu bị chìm lần đầu tiên. Giáo sư Ballard, sau này được mệnh danh là “người đã tìm ra tàu Titanic”, từng thừa nhận bản thân chưa bao giờ là một "tín đồ của Titanic". Tuy nhiên, ông đã quyết tâm tìm kiếm xác tàu sau khi chứng kiến ​​một số nỗ lực không thành công của các nhà thám hiểm khác. Ông giải thích: “Titanic được coi như “đỉnh Everest” vào thời điểm đó. Rất nhiều người đã thử - nhiều người mà tôi nghĩ sẽ thành công, hoặc lẽ ra đã thành công, nhưng thật đáng tiếc.”

CNN

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Dịch cúm A diễn biến phức tạp trên toàn cầu

Dịch cúm A diễn biến phức tạp trên toàn cầu

Mỗi năm, thế giới ghi nhận hàng triệu ca nhiễm và hàng trăm nghìn ca tử vong do cúm mùa. Tuy nhiên, dịch bệnh năm nay có nguy cơ trở nên phức tạp hơn khi cả Mỹ và Nhật Bản đều ghi nhận đợt bùng phát nghiêm trọng nhất trong 20 năm qua…

Kỳ vọng nào cho ngành xa xỉ trong năm 2025?

Kỳ vọng nào cho ngành xa xỉ trong năm 2025?

2025 được dự đoán sẽ là một năm thách thức nhưng cũng đầy cơ hội cho ngành hàng xa xỉ khi các thương hiệu lớn phải đối mặt với những bất ổn kinh tế toàn cầu...

Nghệ thuật tôn vinh thời gian

Nghệ thuật tôn vinh thời gian

Từ lâu, đồng hồ xa xỉ đã vượt khỏi khuôn khổ của một công cụ thông báo thời gian, mà trở thành những tác phẩm nghệ thuật thực sự...

Trốn Tết ở New Zealand: Để có một hành trình hoàn hảo

Trốn Tết ở New Zealand: Để có một hành trình hoàn hảo

Muốn khám phá New Zealand bằng cách tự lái xe, hãy chuẩn bị kỹ lưỡng để tránh những rắc rối không đáng có. Từ việc chọn xe, chuẩn bị giấy tờ đến việc học các quy tắc giao thông cơ bản sẽ giúp bạn có một hành trình an toàn và đầy thú vị...

Người dân Châu Á đón Tết như thế nào?

Người dân Châu Á đón Tết như thế nào?

Tết Nguyên Đán đánh dấu sự khởi đầu của một năm mới theo lịch âm (Lunar Calendar) và đây là một trong những dịp lễ quan trọng nhất trong năm tại nhiều quốc gia châu Á…