Vì sao Licogi 166 (LCS) phải tạm ngừng kinh doanh?

Công ty Cổ phần Licogi 166 (HNX: LCS) vừa thông qua nghị quyết HĐQT về việc tạm ngừng kinh doanh kể từ ngày 15/03/2023 đến 14/03/2024, với lý do hoạt động kinh doanh của Công ty gặp khó khăn. Licogi 166 xin tạm ngừng để tìm ra phương hướng giải quyết khó khăn và củng cố lại cơ cấu tổ chức...

Theo tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2023, Licogi 166 cho biết công ty không có nguồn tài chính để hoạt động, người lao động đã nghỉ việc, không thể triển khai được hoạt động kinh doanh. Tổng Giám đốc Licogi 166 kiến nghị ĐHĐCĐ cho phép tạm dừng hoạt động công ty, thực hiện việc thanh lý các tài sản, thu hồi công nợ để trả nợ lương, nợ ngân hàng, nợ cá nhân và nợ các nhà cung cấp.

Được biết, Licogi 166 đã gặp nhiều khó khăn từ năm 2019, thiếu việc làm, khó khăn về tài chính, nhiều dự án triển khai bị vướng mắc về công tác giải phóng mặt bằng từ phía chủ đầu tư quá chậm. Sang đến năm 2020, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến hoạt động kinh doanh của Licogi 166 càng gặp khó khăn dẫn đến việc dư nợ vay tại các tổ chức tín dụng bị quá hạn và chuyển sang nhóm nợ xấu từ tháng 7/2021.

Năm 2022, công ty đã dừng thi công các dự án, một số dự án đã ký cũng phải dừng hoặc chuyển cho đơn vị khác thực hiện. Tệ hại hơn, HĐQT đã nghỉ và chưa bầu được HĐQT thay thế, theo đó, toàn bộ nhân viên công ty đã nghỉ việc từ đầu năm 2022.

licogi-166
Ngân hàng BIDV là chủ nợ lớn nhất của Licogi 166 với dư nợ gốc gần 82 tỷ đồng và khoảng 20 tỷ đồng tiền lãi

Hiện, Licogi 166 còn dư nợ phải trả nhà cung cấp là 82,5 tỷ đồng, trả tiền khách hàng ứng trước là 21,4 tỷ đồng, trả người lao động gần 4 tỷ đồng, trả tiền bảo hiểm xã hội 2,8 tỷ đồng, trả tiền nợ vay cá nhân 6,2 tỷ đồng, tiền thuế phải nộp là 2,1 tỷ đồng, các khoản phải trả khác là hơn 9 tỷ đồng. Trong khi, hiện công ty chưa có nguồn để thanh toán.

Tính đến hết tháng 2/2023, ngân hàng BIDV là chủ nợ lớn nhất của Licogi 166 với dư nợ gốc gần 82 tỷ đồng và khoảng 20 tỷ đồng tiền lãi. Trong khi, nợ này đều đang là nợ xấu khó đòi.

Theo tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2023, năm 2022, Licogi 166 chủ yếu giải quyết các việc tồn đọng, làm việc với ngân hàng, thu hồi công nợ. Năm 2022, doanh thu công ty đạt gần 3,4 tỷ đồng và lỗ trước thuế hơn 98 tỷ đồng, tăng mạnh hơn so với mức lỗ hơn 67 tỷ đồng ở năm 2021.

Trước đó, ngày 14/3, cổ phiếu LCS của Licogi 166 vừa bị đỉnh chỉ giao dịch do công ty chậm nộp BCTC riêng và hợp nhất bán niên 2022 được soát xét quá 6. LCS còn chậm nộp BCTC riêng và hợp nhất, bao gồm BCTC soát xét bán niên và BCTC kiểm toán năm 2021 quá 6 tháng so với thời gian quy định; nộp chậm báo cáo tài chính riêng và hợp nhất năm 2021 đã được kiểm toán quá 6 tháng so với quy định.

Đồng thời, Licogi 166 tiếp tục vi phạm quy định về công bố thông tin sau khi chứng khoán bị đưa vào diện hạn chế giao dịch. Thông tin thay đổi là người đại diện theo pháp luật, hiện là ông Vũ Đức Mạnh (1986). Và vốn điều lệ của công ty cũng bị giảm xuống còn 76 tỷ đồng.

Được biết, Công ty cổ phần Licogi 166 tiền thân là chi nhánh Công ty cổ phần Licogi 16 tại Hà Nội, được thành lập ngày 18/05/2007. Lĩnh vực hoạt động chính gồm: Thi công xây lắp; tập trung nguồn lực cho lĩnh vực sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng (khai thác và chế biến các sản phẩm từ mỏ đá Sao Thổ); thi công các công trình điện (trọng tâm là các dự án điện cao thể).

Sau 7 năm hoạt động, Công ty cổ phần Licogi 166 lên sàn từ năm 2010, với mã chứng khoán là LCS.

Xem thêm

Licogi 18 giảm 20% kế hoạch lợi nhuận

Licogi 18 giảm 20% kế hoạch lợi nhuận

Licogi 18 điều chỉnh giảm lợi nhuận là do tác động của các chính sách điều hành vĩ mô đối với thị trường bất động sản đã ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án đầu tư của công ty.

Có thể bạn quan tâm

Có hiện tượng người tham gia đấu giá trả giá cao bất thường, có dấu hiệu thổi giá trong đấu giá đất

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh hoạt động đấu giá đất

Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường, kịp thời phát hiện các bất cập trong quy định pháp luật để tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp...

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Với mức giá bất động sản hiện tại, những người có thu nhập rất khó sở hữu một căn nhà. Tuy nhiên, các chuyên gia bất động sản chỉ ra rằng, giải pháp không nằm ở nội đô chật chội mà ở các khu vực ven đô đang phát triển…