Vì sao thiên tài lỗi lạc Stephen Hawking chưa bao giờ được giải Nobel?

Những khám phá khoa học về lý thuyết phải được xác nhận bởi các dữ liệu quan sát được trước khi có khả năng đạt giải Nobel. Mà quan sát được một lỗ đen lại là một chuyện khá khó khăn.
Vì sao thiên tài lỗi lạc Stephen Hawking chưa bao giờ được giải Nobel?

Giáo sư Stephen Hawking, người vừa qua đời vào hôm thứ Tư vừa qua ở tuổi 76 tại nhà riêng của mình ở thành phố Cambridge, nước Anh, được nhiều người xem là thiên tài "chỉ xuất hiện một lần trong đời".

Tác giả cuốn "Lược sử thời gian" từng là huyền thoại sống trong lĩnh vực vũ trụ học. Ông rất nổi tiếng với các nghiên cứu về lỗ đen và tính tương đối, làm thay đổi hoàn toàn cách chúng ta hiểu và nghiên cứu vũ trụ. Công trình của ông cùng với Sir Roger Penrose về thuyết tương đối tổng quát (hay còn gọi là thuyết tương đối rộng) của nhà bác học Einstein đã cho thấy rằng có một sự khởi đầu "ngầm" với không gian và thời gian (Big Bang) và một sự kết thúc, thông qua các lỗ đen.

Tuy nhiên, bất chấp tất cả danh tiếng và ảnh hưởng của giáo sư Hawking đối với ngành vật lý lý thuyết, phần thưởng nổi tiếng nhất trong lĩnh vực mà ông theo đuổi đã "lảng tránh" ông suốt cả cuộc đời. Vậy lý do nào khiến một trong những người tiên phong nổi bật nhất trong giới khoa học chưa bao giờ giành được giải Nobel vật lý?

Không giống như cơ học lượng tử, câu trả lời là tương đối dễ hiểu.

Những khám phá khoa học về lý thuyết phải được xác nhận bởi các dữ liệu quan sát được trước khi có khả năng đạt giải Nobel. Mà quan sát được một lỗ đen lại là một chuyện khá khó khăn.

Hiện phải mất hàng thập niên mới xây dựng được các thiết bị khoa học để kiểm tra những khám phá mang tính lý thuyết. Chẳng hạn như, lý thuyết về sóng hấp dẫn trong không gian của Einstein, được ông đề xuất lần đầu tiên hồi những năm... 1920, chỉ mới được chứng minh gần đây vào năm 2016.

Một trong những khám phá quan trọng nhất của giáo sư Hawking là "Bức xạ Hawking", lý thuyết mà cho rằng lỗ đen không phải là đen hoàn toàn, mà phát ra các bức xạ khiến cho chúng biến mất. Vấn đề là, công nghệ cần có để quan sát được sự bức xạ này sẽ phải mất nhiều năm và tiêu tốn hàng triệu USD trước khi có thể xác nhận được thuyết của Hawking.

Quả là đáng tiếc và hơi có phần "bất công" cho giáo sư Hawking khi ông chưa bao giờ được trao giải Nobel, nhưng những gì ông đã cống hiến suốt cả cuộc đời mãi mãi là di sản vô giá cho nhân loại.

Theo Trí thức trẻ

Có thể bạn quan tâm

Khám phá những lễ hội mùa đông đẹp nhất thế giới

Khám phá những lễ hội mùa đông đẹp nhất thế giới

Mùa đông là thời điểm tuyệt vời để khám phá các lễ hội độc đáo trên khắp thế giới. Từ hội chợ Giáng sinh ở London cho đến lễ hội ánh sáng Amsterdam, mỗi sự kiện đều hứa hẹn mang đến trải nghiệm khó quên…

Nhật ký Gapado: Tha thứ!

Nhật ký Gapado: Tha thứ!

Mang danh một nhà văn, tôi phải đến những nơi này, để hiểu thấu được từng nỗi đau của dân tộc tôi và của các dân tộc trên thế giới đã từng trải qua chiến tranh...

Nhật ký Gapado: Đảo mèo hạnh phúc

Nhật ký Gapado: Đảo mèo hạnh phúc

Vẫn tâm trạng háo hức của kẻ đang khám phá vùng đất mới. Sáng thường ngủ dậy muộn nên bữa sáng cũng gần với bữa trưa, xong xuôi tôi ngồi vào bàn viết để ngắm nhìn bầu trời trong xanh trước mặt và đám cây cỏ...

Nhật ký Gapado: Chào xứ Hàn bằng… đặc sản “mùi”

Nhật ký Gapado: Chào xứ Hàn bằng… đặc sản “mùi”

Ra khỏi nhà, khi bước chân đầu tiên của tôi đặt chân lên con đường đất dường như gặp lại tuổi thơ của mình và tôi đã nhìn thấy một cô bé 5 tuổi trong cánh đồng hoa bướm, cô bé đó như đang đuổi bắt một con bướm. Tim tôi đã ngân lên những nốt nhạc...

Khám phá xứ sở thần tiên ở phía tây nam Thổ Nhĩ Kỳ

Khám phá xứ sở thần tiên ở phía tây nam Thổ Nhĩ Kỳ

Từ những bậc thang travertine trắng xóa đến những hồ nước khoáng kỳ diệu, Pamukkale không chỉ là một kỳ quan thiên nhiên mà còn là nơi giao thoa giữa lịch sử, văn hóa và vẻ đẹp huyền bí của Thổ Nhĩ Kỳ…