Video chiếc UAV của Ả rập Xê út bị bắn hạ ở Yemen

Ngày 7/1, hãng truyền thông Chiến sự Yemen của AnsarAllah công bố video, ghi lại cảnh xác của một máy bay không người lái (UAV) chiến đấu liên quân do Ả Rập Xê-út dẫn đầu vừa bị bắn hạ tại Yemen.

UAV là chiếc Karayel do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất, bị phòng không Houthi bắn hạ ở tỉnh al-Jawf (miền bắc Yemen) một ngày trước đó, bằng một tên lửa phòng không chưa rõ kiểu loại.

Trong video ghi xác chiếc UAV bị bắn rơi có cả hệ thống quang học do Hensoldt AG sản xuất.

Hệ thống này mang tên ARGOS-II, được thiết kế để giám sát và ngắm bắn mục tiêu, hệ thống bao gồm một camera quang ảnh nhiệt và một camera TV đa quang phổ, kính ngắm và thiết bị chiếu xạ laser hồng ngoại tầm gần.

Hensoldt AG là tập đoàn công nghệ đa quốc gia và có trụ sở tại Đức, quốc gia này có lệnh cấm bán vũ khí cho Ả rập Xê út. Tháng trước, Berlin gia hạn lệnh cấm xuất khẩu vũ khí cho Ả rập Xê út đến hết năm 2021.

Hệ thống kính ngắm quang học được lắp đặt trên UAV vũ trang Karayel, do nhà sản xuất Thổ Nhĩ Kỳ Vestel bán cho Ả rập Xê út. Thực tế, việc xuất khẩu này vi phạm luật pháp của Đức.

Hệ thống kính ngắm quang học của UAV bị bắn hạ

UAV bị bắn rơi lại là một đòn khác giáng vào liên minh quân sự do Ả rập Xê út dẫn đầu. Các máy bay chiến đấu của Ả rập Xê út thường xuyên thực hiện các cuộc không kích ở Yemen.

Ngày 6/1, máy bay chiến đấu của liên quân do Ả rập Xê út dẫn đầu tiến hành 2 cuộc không kích vào khu vực Khab và Shaaf, 3 cuộc không kích vào khu vực Madghal và một số cuộc không kích khu vực Sarwah thuộc tỉnh Marib. Không quân hiện đang là ưu thế cuối cùng của Liên minh quân sự do Ả rập Xê út dẫn đầu.

Trong tình huống lực lượng Houthi tiếp tục tăng khả năng phòng không và có thể tiêu diệt phần lớn các UAV của Ả rập Xê út. Liên minh quân sự vùng Vịnh sẽ buộc phải chấm dứt sớm cuộc can thiệp quân sự vào Yemen.

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...