Video trực tiếp: Cuộc di tản hỗn loạn của lính Mỹ tại sân bay Kabul

Video do một lính thủy đánh bộ Mỹ đăng trực tuyến cho thấy hậu trường cuộc di tản của Mỹ khỏi Afghanistan, tình trạng hoảng loạn và hỗn loạn tại sân bay Kabul trái ngược hoàn toàn với những video và ảnh mà Lầu Năm Góc công bố.

Video được quay từ một chiếc GoPro gắn trên mũ săt bảo hiểm, do Hạ sĩ Lính thủy đánh bộ Mỹ Mike Markland đăng lên Instagram, cho thấy một góc nhìn thô ráp, không chỉnh sửa về một cuộc di tản vội vàng và không có được một kế hoạch cụ thể.

Mặc dù Markland hạ video dài 8 phút xuống với lý do “những nhân vật quan trọng… đang buộc tôi xóa” - clip được chia sẻ và đăng lại trên nhiều trang mạng xã hội khác.

Video bao gồm các cảnh được biên tập từ những đoạn phim dài hơn, bắt đầu với cảnh lính Mỹ lên máy bay vận tải C-17 tại một sân bay quân sự không xác định.

Sau khi đến Kabul, lính thủy đánh bộ Mỹ chiếm lĩnh các vị trí xung quanh sân bay, tập trung nhận nhiệm vụ và giao lưu với dân thường Afghanistan.

Trong một đoạn clip, khoảnh khắc hỗn loạn đầy bạo lực diễn ra trên vành đai an ninh sân bay, rất đông dân thường tìm cách vượt qua những cuộn dây thép gai rải kín khu vực, các binh sĩ Mỹ bắn và ném lựu đạn khói, bắn lên trời để trấn áp và cảnh báo đám đông. Một người đàn ông có vũ trang khác, không giống lính Mỹ, bắn súng lục xuống đất cách người dân xung quanh chỉ vài inch.

Một cảnh quay đầy bạo lực tại sân bay ghi lại cảnh một người đàn ông, mặc quần áo dân sự liên tục dùng khẩu AK-47 đánh một người đàn ông khác. Không rõ người này đóng vai trò gì trong hoạt động an ninh sân bay, thuộc Taliban hay tàn binh của quân đội Afghanistan đã tan rã sau khi Taliban tiến vào kiểm soát Kabul.

Video cũng ghi lại cuộc sống tạm bợ của lính thủy đánh bộ Mỹ trong thời gian bảo vệ sân bay với tình trạng hạ tầng cơ sở bị phá hoại, hỗn loạn và bẩn thỉu.

Binh sĩ Mỹ được lệnh vô hiệu hóa hoặc phá hủy trang thiết bị, có thể rơi vào tay Taliban. Video của Markland ghi lại một số cảnh phá hủy trang thiết bị, những người lính Mỹ đập phá phương tiện cơ giới và máy tính cùng các trang thiết bị khác.

Lính thủy đánh bộ Mỹ thực hiện nhiệm vụ di tản tại sân bay quốc tế Kabul.

Video của Markland cho thấy một góc nhìn khác biệt về nỗ lực sơ tán so với những gì quân đội Mỹ cung cấp cho truyền thông với hơn 1.100 bức ảnh và hàng chục video được quay trong nhiệm vụ. Lầu Năm Góc thể hiện một cuộc sơ tán "có trật tự và có trách nhiệm", như quân đội Mỹ thân thiện hỗ trợ dân thường, và một số cảnh quay cảnh binh lính bế trẻ sơ sinh Afghanistan do các bậc cha mẹ tuyệt vọng chuyển giao cho lực lượng Mỹ.

Có thể bạn quan tâm

Mỹ công bố áp thuế 25-40% với nhiều nước

Mỹ công bố áp thuế 25-40% với nhiều nước

Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã đưa ra tuyên bố về việc nhiều quốc gia sẽ phải đối mặt với mức thuế nhập khẩu cao theo hình thức "áp thuế đồng loạt", có hiệu lực từ ngày 1/8 tới...

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Giá gạo tại Nhật Bản liên tục tăng cao do sản lượng sụt giảm và làn sóng quá tải khách du lịch. Những yếu tố này đang đẩy chi phí tiêu dùng lên mức kỷ lục, đồng thời gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng thực phẩm địa phương…

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang đối mặt với thách thức chồng chất thách thức, khi dân số sụt giảm mạnh, thu nhập đình trệ và lượng nhà tồn kho khổng lồ. Những yếu tố này liên tục giáng đòn mạnh vào tâm lý của cả người mua nhà lẫn các nhà đầu tư, khiến triển vọng phục hồi trở nên mờ mịt…

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Quốc hội Iran vừa thông qua nghị quyết cho phép đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến hàng hải huyết mạch với hơn 1/5 lượng dầu mỏ thế giới được vận chuyển qua mỗi ngày. Động thái này làm dấy lên những lo ngại sâu sắc về sự ổn định của thị trường năng lượng toàn cầu và các tuyến đường vận chuyển quốc tế…