Việt Nam xuất siêu 0,38 tỷ USD trong nửa đầu tháng 1/2024

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ trong nửa đầu tháng 1/2024 đạt 29,78 tỷ USD, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu tăng 4,1%, nhập khẩu tăng 6,8%. Theo đó, cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 0,38 tỷ USD...

Cán cân thương mại hàng hóa nửa đầu tháng 1/2024 xuất siêu 0,38 tỷ USD
Cán cân thương mại hàng hóa nửa đầu tháng 1/2024 xuất siêu 0,38 tỷ USD

Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố trong báo cáo tình hình kinh tế – xã hội tháng 1/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ trong nửa đầu tháng 1/2024 đạt 29,78 tỷ USD, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu tăng 4,1%, nhập khẩu tăng 6,8%. Theo đó, cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 0,38 tỷ USD.

Các chỉ số này cho thấy, tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa đã có xu hướng tích cực hơn. Sự phục hồi của một số nền kinh tế, trong đó có Mỹ, là một trong những nguyên nhân cơ bản giúp các doanh nghiệp có thêm đơn hàng, xuất nhập khẩu theo đó cũng có tín hiệu khả quan hơn.

anh-chup-man-hinh-2024-01-29-luc-125317-7209.png
Nguồn: Tổng cục Thống kê

Cụ thể, theo Tổng cục Thống kê, tính đến hết ngày 15/1/2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 15,08 tỷ USD, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 4,02 tỷ USD, tăng 10,4%, chiếm 26,7% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 11,06 tỷ USD, tăng 1,9%, chiếm 73,3%.

Chỉ trong nửa đầu tháng 1/2024, đã có 4 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 53,2% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, điện thoại và linh kiện đạt hơn 2,86 tỷ USD, tăng 6,7% so với cùng kỳ; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 2,246 tỷ USD, tăng 22,1% so với cùng kỳ.

anh-chup-man-hinh-2024-01-29-luc-125335-8515.png
Nguồn: Tổng cục Thống kê

Tuy nhiên, xuất khẩu hàng dệt may chỉ đạt 1,29 tỷ USD, giảm 17,8%, còn xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác đạt trên 1,63 tỷ USD, giảm 4,6%.

Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu tính đến hết ngày 15/1/2024, theo Tổng cục Thống kê, nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản sơ bộ đạt 108 triệu USD, chiếm 0,7%; nhóm hàng công nghiệp chế biến đạt 13,35 tỷ USD, chiếm 88,5%; nhóm hàng nông sản, lâm sản đạt 1,3 tỷ USD, chiếm 8,7%; nhóm hàng thủy sản đạt 318 triệu USD, chiếm 2,1%.

Ở chiều ngược lại, tính đến hết ngày 15/1/2024, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 14,7 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 5,22 tỷ USD, tăng 19,1%, chiếm 35,5% tổng kim ngạch nhập khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 9,48 tỷ USD, tăng 1,1%, chiếm 64,5%.

Trong nửa đầu tháng 1/2024, có 2 mặt hàng đạt kim ngạch nhập khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 42,1% tổng kim ngạch nhập khẩu. Đó là điện tử, máy tính và linh kiện, đạt hơn 4,26 tỷ USD, tăng 9,2% và máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác, đạt hơn 1,91 tỷ USD, tăng 15,2%.

anh-chup-man-hinh-2024-01-29-luc-125400-8451.png
Nguồn: Tổng cục Thống kê

Tổng cục Thống kê cho biết, nhóm hàng tư liệu sản xuất vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch nhập khẩu, sơ bộ đạt 13,83 tỷ USD, chiếm 94,1%. Trong đó, nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng chiếm 48,6%; nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu chiếm 45,5%. Nhóm hàng vật phẩm tiêu dùng sơ bộ đạt 0,87 tỷ USD, chiếm 5,9%.

Với kết quả này, cán cân thương mại hàng hóa nửa đầu tháng 1/2024 thặng dư 0,38 tỷ USD, thấp hơn con số 0,73 tỷ USD của cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 1,19 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 1,57 tỷ USD.

Xem thêm

Chuyên gia điểm danh những động lực thúc đẩy kinh tế Việt Nam cất cánh trong “năm Rồng”

Chuyên gia điểm danh những động lực thúc đẩy kinh tế Việt Nam cất cánh trong “năm Rồng”

Tại diễn đàn thường niên kịch bản kinh tế Việt Nam lần thứ 16 với chủ đề “Thúc đẩy cơ chế chính sách, thực thi mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới”, các chuyên gia đã đưa ra nhiều nhận định về kinh tế thế giới năm 2024 và đề xuất một số giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam...

Có thể bạn quan tâm

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương

Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị 4 giải pháp để đạt mục tiêu giải ngân trên 95% tổng vốn đầu tư công

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết việc giải ngân vốn đầu tư công vừa qua gặp nhiều khó khăn, nổi bật là vấn đề vật liệu thông thường phục vụ cho thi công các công trình lớn. Thứ trưởng cũng nêu ra các nhóm giải pháp để đạt mục tiêu giải ngân trên 95% tổng vốn...

Đón làn sóng đầu tư mới

Đón làn sóng đầu tư mới

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi để hưởng lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu và những thay đổi trong chuỗi cung ứng...

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng thẩm định Nhà nước

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần làm rõ tổng mức đầu tư, không tô hồng bức tranh tài chính

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh rằng cần phải tính toán chính xác chi phí xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, không tô hồng bức tranh tài chính, đặc biệt trong giai đoạn vận hành khai thác để đảm bảo dự án đạt hiệu quả kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng cao...