Vietjet muốn tạm hoãn trả cổ tức, chào bán 24,5 triệu cổ phiếu lấy tiền mua máy bay

Kế hoạch được đề xuất tạm hoãn để ưu tiên cho phương án chào bán 24,5 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư với giá 100.000 đồng/cổ phiếu. Tỷ lệ chào bán chiếm 4,5% lượng cổ phiếu đang lưu hành. Vietjet dự kiến sẽ chào bán số cổ phiếu này trong quý 4/2023…

Vietjet muốn tạm hoãn trả cổ tức năm 2021 để chào bán 24,5 triệu cổ phiếu riêng lẻ
Vietjet muốn tạm hoãn trả cổ tức năm 2021 để chào bán 24,5 triệu cổ phiếu riêng lẻ

Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet (mã chứng khoán: VJC) dự kiến lấy ý kiến cổ đông về việc tạm hoãn thực hiện phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2021 để ưu tiên thực hiện trước phương án chào bán cổ phiếu riêng lẻ. Thời gian lấy ý kiến từ ngày 5/12 đến ngày 15/12.

Theo kế hoạch ban đầu, Vietjet sẽ phát hành hơn 108 triệu cổ phiếu để trả cổ tức 2021 với tỷ lệ 20%. Nguồn thực hiện lấy từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2022 theo báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2022.

Kế hoạch được đề xuất tạm hoãn để ưu tiên cho phương án chào bán 24,5 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư với giá 100.000 đồng/cổ phiếu. Tỷ lệ chào bán chiếm 4,5% lượng cổ phiếu đang lưu hành. Vietjet dự kiến sẽ chào bán số cổ phiếu này trong quý 4/2023.

Theo đó, số tiền dự kiến thu về nếu chào bán thành công là 2.450 tỷ đồng. Vietjet dự kiến dùng 1.715 tỷ đồng để thanh toán tiền đặt cọc mua tàu bay và dành 735 tỷ đồng thanh toán tiền thuê tàu cho các đơn vị cho thuê tàu bay và thuê mua động cơ tàu bay.

Ngay sau khi thông tin trên được công bố, trong phiên giao dịch ngày 7/12, cổ phiếu VJC đang giảm mạnh tới hơn 2%, hiện dao động quanh mức 103.800 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, mức thị giá này vẫn cao hơn gần 4% so với giá chào bán cổ phiếu riêng lẻ mà Vietjet đưa ra.

anh-chup-man-hinh-2023-12-07-luc-093323-8377.png

Theo danh sách nhà đầu tư chuyên nghiệp dự kiến tham gia đợt chào bán cổ phần riêng lẻ của Vietjet, 3 công ty quản lý quỹ sẽ tham gia mua cổ phiếu của hãng hàng không này gồm có Công ty Cổ phần Quản lý quỹ Leadvisor dự kiến mua 13,5 triệu cổ phiếu, Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ Amber mua 7,2 triệu cổ phiếu và Công ty TNHH Quản lý quỹ Thành Công mua 3,8 triệu cổ phiếu. Hiện các tổ chức này chưa nắm giữ cổ phiếu VJC.

Về tình hình kinh doanh, trong quý 3/2023, hãng hàng không này ghi nhận doanh thu thuần đạt 14.235 tỷ đồng, tăng 22,7% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế trong kỳ đạt 198,5 tỷ đồng, tăng gần 5 lần so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế tăng 30,3%, gần đạt 55,5 tỷ đồng.

Tính chung 9 tháng đầu năm 2023, doanh thu của Vietjet đạt 43.737 tỷ đồng, tăng mạnh đến 58,8% so với cùng kỳ. Khấu trừ các chi phí, lợi nhuận sau thuế 9 tháng đạt 192 tỷ đồng, tăng 2,5% so với cùng kỳ.

Theo giải trình từ Vietjet, trong quý 3/2023, hãng bay này đã khai thác an toàn 36 nghìn chuyến bay và vận chuyển hơn 6,8 triệu lượt hành khách, lần lượt tăng 2% và 5% so với cùng kỳ. Số lượng khách quốc tế đạt 2,3 triệu lượt khách, tăng 10% so với quý 3/2019 và 127% so với quý 3/2022.

Mảng vận chuyển hàng hóa ghi nhận những kết quả kinh doanh ấn tượng với 20,3 nghìn tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 76% so với quý 3/2022.

Vietjet đã mở mới 7 đường bay quốc tế và là hãng hàng không đầu tiên có đường bay kết nối Việt Nam với 5 thành phố lớn nhất Australia, bao gồm Perth, Adelaide, Brisbane, Melbourne và Sydney, nâng tổng số đường bay lên 125 (45 đường bay quốc nội, 80 đường bay quốc tế).

Doanh thu vận tải hàng không và hợp nhất trong quý 3/2023 đạt lần lượt 13.548 tỷ đồng và 14.235 tỷ đồng, tăng 32% và 23% so với cùng kỳ, nhờ vào tăng trưởng mạnh của doanh thu vận chuyển khách quốc tế, hoạt động phụ trợ và vận chuyển khách theo chuyến, đạt lần lượt 201%, 26% và 60%.

Mảng doanh thu phụ trợ và vận chuyển hàng hóa tiếp tục phát triển đạt 5.029 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ, trong đó doanh thu từ phí cước hành lý tăng 88% và doanh thu từ bán thức ăn trên tàu bay tăng 66%.

Tuy nhiên, chi phí bán hàng tăng mạnh do Vietjet tiếp tục mở rộng và tăng cường quảng cáo các đường bay mới như Đài Bắc, Hong Kong, Busan, Adelaide, Perth... Bên cạnh đó, chi phí nhiên liệu bay cũng tăng cao đột biến lên gần 128 USD/thùng và hiện nay vẫn đang dao động ở mức 110 USD/thùng.

Lợi nhuận gộp vận tải hàng không quý 3/2023 634 tỷ đồng, tương đương biên lợi nhuận gộp 4,7%, nhờ vào việc Vietjet luôn chú trọng triển khai và thực hiện các chương trình tối ưu và kiểm soát chi phí hoạt động trong bối cảnh giá nhiên liệu bay duy trì ở mức cao. Lợi nhuận sau thuế vận tải hàng không và hợp nhất trong quý 3/2023 đạt 579 tỷ đồng và 55 tỷ đồng, tăng 175% và 30% so với cùng kỳ.

Xem thêm

Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE)

Phố Wall đồng loạt mất điểm, giá dầu lao dốc hơn 4%

Chứng khoán Mỹ giảm điểm vào 6/12, bị kéo xuống bởi các cổ phiếu vốn hóa lớn và cổ phiếu năng lượng dù cho dấu hiệu thị trường việc làm hạ nhiệt củng cố thêm kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang có thể bắt đầu cắt giảm lãi suất vào đầu năm tới…

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...