Vietnam Airlines xoay sở ra sao để có tiền mua 50 máy bay Boeing 737 Max?

Vietnam Airlines đã có 3 năm lỗ liên tiếp, năm 2020 lỗ 11.178 tỷ đồng; năm 2021 lỗ 13.279 tỷ đồng; năm 2022 lỗ lỗ tiếp 10.369 tỷ đồng...

Như Thương gia đã đưa tin, chiều 11/9, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) và Tập đoàn sản xuất máy bay Boeing (Mỹ) ký biên bản ghi nhớ về việc mua bán 50 máy bay thân hẹp Boeing 737 Max, trị giá 10 tỷ USD.

Hợp tác này diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Joe Biden có chuyến thăm chính thức Việt Nam và Việt Nam - Mỹ vừa nâng mối quan hệ lên mức Đối tác chiến lược toàn diện.

Tại buổi hợp tác hai bên đã trao đổi về việc sẽ phối hợp chặt chẽ để nghiên cứu, đánh giá, sớm báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét, làm cơ sở thúc đẩy quá trình đàm phán, hoàn thiện các thủ tục của Vietnam Airlines.

Ông Trần Thanh Hiền, Trưởng ban Tài chính kế toán Vietnam Airlines cho biết: "Bên cạnh nguồn vốn chủ động của Vietnam Airlines, chúng tôi cũng kỳ vọng và tin tưởng vào sự hỗ trợ thu xếp tài chính của Boeing, cũng như Chính phủ Mỹ. Vietnam Airlines đã và tiếp tục làm việc với các định chế tài chính để tìm kiếm các cơ hội và giải pháp thu xếp vốn cho dự án phù hợp nhất, bao gồm cả các giải pháp ngắn, trung hạn cho khoản tiền trả trước và giải pháp thuê cho mua máy bay".

Tuy nhiên, theo tìm hiểu, tình hình tài chính của Vietnam Airlines lại đang gặp khá nhiều khó khăn với cơ cấu tài sản - nguồn vốn mất cân đối, lỗ lũy kế lớn, tổng nợ đến cuối quý 2/2023 lên đến 70.756 tỷ đồng.

Nếu quý 1/2023, kết quả kinh doanh của Vietnam Airlines tiếp tục xu hướng phục hồi thì đến quý 2/2023 mọi thứ lại đi xuống, doanh thu thuần hợp nhất đạt 20.669 tỷ, giảm so với quý 1/2023. Trong khi, giá vốn bán hàng đã chiếm tới 94,8%, tương ứng với 19.935 tỷ đồng.

Ngoài ra, lợi nhuận tài chính tiếp tục bị thua lỗ nặng và tăng so quý 1/2023, từ lỗ 407 tỷ đồng lên lỗ 630 tỷ đồng. Lợi nhuận khác cũng lỗ tới 89 tỷ đồng; biên lợi nhuận thì giảm chỉ đạt 929 tỷ đồng.

Sau khi trừ hết các chi phí, Vietnam Airlines lỗ sau thuế lên tới 1.217 tỷ đồng, giảm so với cùng kỳ, nhưng tăng tới 34,9 lần so với quý 1/2023. Đồng thời, đây cũng là quý thua lỗ thứ 14 liên tiếp kể từ năm 2020 đến nay.

Cụ thể, Vietnam Airlines đã có 3 năm lỗ liên tiếp, năm 2020 lỗ 11.178 tỷ đồng; năm 2021 lỗ 13.279 tỷ đồng; năm 2022 lỗ lỗ tiếp 10.369 tỷ đồng.

Tính đến hết ngày 30/6/2023, vốn chủ sở hữu của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam âm 11.598 tỷ đồng, bất chấp việc tháng 9/2021, Tổng công ty này đã tiến hành tăng vốn gần 8.000 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.

Với kết quả kinh doanh này, cổ phiếu của Vietnam Airlines đứng trước nguy cơ bị hủy niêm yết bắt buộc tại Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE). Hiện, cổ phiếu HVN vẫn đang vào diện hạn chế giao dịch từ 12/7/2023 do chậm nộp báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022.

Kinh doanh thua lỗ, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh liên tục bị âm đã khiến Vietnam Airlines phải tăng cường vay nợ để bù đắp. Tính đến cuối quý 2/2023, tổng nợ đã lên tới 70.756 tỷ đồng, trong đó, nợ phải trả ngắn hạn là 57.274 tỷ đồng, (bao gồm nợ vay và thuê tài chính ngắn hạn là 15.958 tỷ đồng), còn nợ dài hạn là 13.482 tỷ đồng (nợ vay và thuê tài chính là 12.029 tỷ đồng).

So với cuối năm 2019, nợ phải trả ngắn hạn của Vietnam Airlines đã tăng 54,8% trong khi nợ vay ngắn hạn tăng 2,4 lần. Điều đáng nói, nợ vay cao, bao gồm khoản vay bằng ngoại tệ khiến Tổng Công ty này đang phải chịu áp lực không nhỏ về chi phí lãi vay, trong khi, mặt bằng lãi suất cả trong nước và quốc tế vẫn ở mức cao.

Như riêng trong năm 2022, chi phí tài chính của Vietnam Airlines tăng 2,43 lần so với cùng kỳ. Trong đó, chi phí lãi vay tăng 44%, lên 1.163 tỷ đồng; chi phí lỗ chênh lệch tỷ giá gấp 13 lần, lên tới 2.247 tỷ đồng.

Ở một diễn biến khác, Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet (HOSE: VJC) và tập đoàn tài chính lớn của Mỹ là Carlyle hôm nay cũng đã ký kết thoả thuận tài trợ tàu bay trị giá 550 triệu USD. Theo đó, Công ty Carlyle Aviation Partners thuộc Tập đoàn Carlyle sẽ cung cấp tài chính cho loạt tàu bay 737 Max thuộc đơn hàng 200 tàu của Vietjet và Boeing.

Điều này khiến nhiều nhà đầu tư cho rằng: "Đây cũng là con đường lách để Vietnam Airlines áp dụng để xoay sở dòng tiền mua 50 máy bay Boeing 737 Max, trong lúc nguồn vốn mất cân đối, lỗ lũy kế lớn như hiện nay"?.

Tuy nhiên, cần nhấn mạnh thêm rằng, chính các công ty kiểm toán cũng đang nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của Vietnam Airlines vì nợ quá hạn vượt quá tài sản ngắn hạn, vốn chủ sở hữu âm và khoản phải trả quá hạn lớn.

Việc duy trì được hoạt động liên tục của Tổng Công ty này đang phụ thuộc hoàn toàn vào sự hỗ trợ về tài chính của Chính phủ và việc được gia hạn thanh toán các khoản vay từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng, các khoản phải trả cho nhà cung cấp và cho thuê...

Với diễn biến đó, thị trường đang đặt ra câu hỏi rằng: Vietnam Airlines lấy tiền đâu để 50 máy bay Boeing 737 Max?

Như vậy, nếu so với phát ngôn của ông Trần Thanh Hiền như đã nêu, để thực hiện đúng cam kết, nhiều khả năng Vietnam Airlines sẽ phải phụ thuộc khá nhiều vào sự hỗ trợ thu xếp tài chính của Boeing, cũng như Chính phủ Mỹ. Theo đó, phương án phân chia lợi nhuận với đơn vị vay cũng khá tiềm năng.

Xem thêm

Vietnam Airlines "quay xe", lùi thời gian tổ chức đại hội thường niên năm 2023

Vietnam Airlines "quay xe", lùi thời gian tổ chức đại hội thường niên năm 2023

Hãng hàng không Vietnam Airlines bất ngờ thông báo lùi thời gian tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 sau ngày 30/6/2023 với lý do công ty cần có thêm thời gian chuẩn bị. Trong khi đó, đến thời điểm hiện tại, hãng bay này vẫn chưa công bố Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022 dù đã nhiều lần bị nhắc nhở...

Có thể bạn quan tâm

Những niềm vui lớn của cổ đông Masan Consumer trong năm 2024

Những niềm vui lớn của cổ đông Masan Consumer trong năm 2024

Năm 2024 thực sự là một năm bội thu đối với cổ đông Masan Consumer với những bước tiến vượt bậc, doanh nghiệp này không chỉ khẳng định vị thế dẫn đầu trong ngành hàng tiêu dùng mà còn mang đến những niềm vui bất ngờ cho các nhà đầu tư...

GS.TS. Phạm Hùng Việt giới thiệu công trình nghiên cứu khoa học công nghệ về giá trị khoa học và tính ưu việt của các bài thuốc dân gian có tác dụng điều trị bệnh gan, mật của các dân tộc vùng Tây Bắc

Cần sự chung tay nhiều bên để tài sản trí tuệ đi vào cuộc sống

“Chuyển giao tri thức và thương mại hóa tài sản trí tuệ không chỉ là nhiệm vụ mà còn là trách nhiệm của chúng ta trong việc tạo ra giá trị bền vững từ tri thức. Điều này đòi hỏi sự chung tay của nhiều bên, từ các nhà nghiên cứu, doanh nghiệp, cơ quan quản lý đến các nhà đầu tư và tổ chức hỗ trợ”...

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương

Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị 4 giải pháp để đạt mục tiêu giải ngân trên 95% tổng vốn đầu tư công

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết việc giải ngân vốn đầu tư công vừa qua gặp nhiều khó khăn, nổi bật là vấn đề vật liệu thông thường phục vụ cho thi công các công trình lớn. Thứ trưởng cũng nêu ra các nhóm giải pháp để đạt mục tiêu giải ngân trên 95% tổng vốn...