VN-Index được kỳ vọng sẽ xuất hiện phiên “bùng nổ theo đà”

Nhịp hồi phục hiện nay của VN-Index đang diễn ra theo hướng “hồi phục trong nghi ngờ” khi thanh khoản chưa thực sự khiến nhà đầu tư yên tâm. Để củng cố nhịp hồi phục hoặc chuyển từ hồi phục sang xu hướng tăng điểm về vùng đỉnh cũ, VN-Index được kỳ vọng sẽ xuất hiện phiên “bùng nổ theo đà”...

VN-Index được kỳ vọng sẽ xuất hiện phiên “bùng nổ theo đà”

Chứng khoán tuần 25/11 - 29/11 khép lại với nỗ lực hồi phục tuần thứ 2 liên tiếp đưa chỉ số vượt ngưỡng 1.250 điểm. Xét trên biểu đồ tháng, thị trường kết tháng sụt giảm 14 điểm song không thể phủ nhận nỗ lực hồi phục trong 2 tuần vừa qua khi bật tăng hơn 50 điểm từ vùng 1.200 điểm.

Chỉ số VN-Index hình thành nến Marubozu tăng mạnh, đóng cửa ở mức cao nhất trong tuần. Cụ thể thị trường ghi nhận 4/5 phiên tăng điểm, dòng tiền không quá bùng nổ và chưa xuất hiện phiên bùng nổ theo đà.

Dòng tiền nhập cuộc vẫn tương đối thận trọng, thị trường từng bước đi lên trong nghi ngờ. Khối ngoại cũng là điểm sáng trong tuần qua sau quãng thời gian ròng rã bán ròng nhóm nhà đầu tư ngoại đã quay lại mua ròng trong tuần qua. Đóng cửa tuần giao dịch từ 25/11-29/11, chỉ số VN-Index ở mức 1.250.46 điểm, tăng 22,36 điểm (+1,82%).

Thanh khoản khớp lệnh tuần qua tương đối trầm lắng, sụt giảm -27,3% so với mức bình quân 20 tuần giao dịch. Lũy kế đến cuối tuần giao dịch, thanh khoản giao dịch bình quân trên sàn HSX đạt 462 triệu cổ phiếu (-15,74%), tương đương 12.227 tỷ đồng (-14,46%) về giá trị giao dịch.

Độ mở thị trường sắc xanh chiếm ưu thế vượt trội với 17/21 nhóm ngành tăng điểm. Dẫn dắt đà hồi phục của thị trường và tâm lý nhà đầu tư trong tuần qua là các nhóm ngành như: công nghệ viễn thông (+8,75%), bảo hiểm (+6,28%), nhựa (+5,02%), dược phẩm (+4,91%),... Ở chiều ngược lại, áp lực điều chỉnh vẫn phủ bóng lên một số nhóm ngành như: phân bón (-1,81%), hàng tiêu dùng (-1,21%), cảng biển (-0,42%),...

Khối ngoại có tuần mua ròng trọn vẹn trên sàn HSX, kéo dài chuỗi mua ròng phiên thứ 6 liên tiếp với giá trị giao dịch đạt +1.002 tỷ đồng. Tâm điểm mua ròng của khối ngoại trong tuần qua là nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn như: FPT (+1,251 tỷ đồng), MSN (+433 tỷ đồng), CTG (+137 tỷ đồng),... Ở chiều bán ròng, nhóm nhà đầu tư ngoại hạ tỷ trọng một số mã: VCB (-206 tỷ đồng), HDB (-162 tỷ đồng), VRE (-146 tỷ đồng),...

VN-Index đóng cửa phiên cuối tuần rất tích cực về điểm số, chinh phục lại mốc kháng cự (1.249 - 1.250) điểm mà phiên hôm qua đã bỏ lỡ. Tuy vậy, điểm trừ là thanh khoản chưa thực sự bùng nổ một cách mạnh mẽ để xác nhận.

Trên biểu đồ tuần, VN-Index có 2 tuần tăng điểm liên tiếp, nhưng khối lượng khớp lệnh trong tuần sụt giảm so với tuần trước và thấp hơn (-27,3%) so với mức trung bình 20 phiên. Trên đồ thị kỹ thuật, VN-Index đã chính thức xác nhận hình thành khu vực đáy trung hạn ở vùng 1200 điểm và có thể tiếp tục phục hồi.

anh-chup-man-hinh-2024-12-01-luc-192816.png
Diễn biến chỉ số VN-Index trong thời gian qua

Chỉ số VN-Index có thể trở về ngưỡng 1.265

Chứng khoán BIDV (BSC)

Dòng tiền tuy vẫn còn yếu nhưng tâm lý thị trường khá ủng hộ đà hồi phục của VN-Index. BSC vẫn duy trì quan điểm chỉ số có thể trở về ngưỡng 1.265. Tuy nhiên chỉ số đang ở ngưỡng kháng cự cũ 1.250, sự rung lắc có thể diễn ra 1 - 2 phiên tới.

Quản trị danh mục hợp lý, tránh rơi vào trạng thái quá mua

Chứng khoán Rồng Việt (VDSC)

Thị trường tiếp tục nới rộng nhịp hồi phục và phủ nhận tín hiệu hạ nhiệt trong phiên 28/11. Thanh khoản tăng so với phiên trước nhưng vẫn ở mức khá thấp, cho thấy dòng tiền vẫn còn thận trọng khi thị trường tăng điểm nhưng nguồn cung cũng chưa gây sức ép lên thị trường. Tín hiệu tăng điểm trở lại đang giúp thị trường cân bằng trước vùng 1.250 – 1.265 điểm, vùng tranh chấp trong quá khứ.

Dự kiến thị trường sẽ tiến sâu vào vùng này để kiểm tra cung cầu. Có khả năng nguồn cung sẽ gia tăng trở lại và gây áp lực cho thị trường trong vùng này. Do vậy, nhà đầu tư vẫn cần quan sát diễn biến cung cầu để đánh giá trạng thái thị trường.

Hiện tại, nhà đầu tư có thể khai thác cơ hội ngắn hạn tại một số cổ phiếu có diễn biến dần khởi sắc từ vùng hỗ trợ. Tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn cần quản trị danh mục hợp lý, tránh rơi vào trạng thái quá mua, có thể cân nhắc diễn biến hồi phục để chốt lời ngắn hạn.

Cần thêm thời gian để xác nhận xu hướng của thị trường

Chứng khoán TPBank (TPS)

VN-Index tạo lập một cây nến hồi phục sau phiên giảm điểm trước đó. Thanh khoản duy trì ở ngưỡng thấp; đà tăng của thị trường phần lớn tập trung vào phiên chiều. Nhóm phân tích cho rằng khi có nhóm cổ phiếu mang tính dẫn dắt xuất hiện (nhóm vốn hóa lớn) thì thị trường mới có thể mở ra các kịch bản tươi sáng hơn.

Hiện tại, những nhà đầu tư đã giải ngân ở 1.240 điểm nên có quan sát và có thể mua mạnh hơn khi thanh khoản quay trở lại. Tuy nhiên, chúng ta cần thêm thời gian để xác nhận xu hướng của thị trường.

VN-Index được kỳ vọng sẽ xuất hiện phiên “bùng nổ theo đà”

Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam (MASVN)

Nhịp hồi phục hiện nay của VN-Index đang diễn ra theo hướng “hồi phục trong nghi ngờ” khi thanh khoản chưa thực sự khiến nhà đầu tư yên tâm. Để củng cố nhịp hồi phục hoặc chuyển từ hồi phục sang xu hướng tăng điểm về vùng đỉnh cũ, VN-Index được kỳ vọng sẽ xuất hiện phiên “bùng nổ theo đà”. Đây là yếu tố quan trọng cho các quyết định gia tăng tỷ trọng hiện nay. Nhà đầu tư cần lưu ý mốc kháng cự tại 1.257 (MA 200 ngày).

Chờ đợi sự xác nhận xung lực tăng điểm trước khi dùng vị thế mua lớn

Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam (CSI)

Trên biểu đồ tuần, VN-Index có 2 tuần tăng điểm liên tiếp, nhưng khối lượng khớp lệnh trong tuần sụt giảm so với tuần trước và thấp hơn (-27,3%) so với mức trung bình 20 phiên. Thị trường tăng điểm trong nghi ngờ 2 tuần qua khiến việc xác định tạo đáy của VN-Index là chưa rõ ràng.

Chúng tôi đã khuyến nghị căn bán, chốt lời một phần danh mục đã mua từ mốc 1.208 điểm tại mốc kháng cự 1.249 điểm. Ở thời điểm hiện tại mức tăng của thị trường là khá, giữ được ngưỡng 1.249 điểm, song chưa được sự xác nhận của thanh khoản, nên việc mua đuổi ở vùng này chưa phải là thời điểm an toàn.

Chúng tôi duy trì sự thận trọng và kiên nhẫn chờ đợi sự bùng nổ để xác nhận xung lực tăng điểm trước khi dùng vị thế mua lớn. Nếu có nhịp chỉnh về vùng hỗ trợ 1.220-1.230 điểm trong tuần sau thì ưu tiên mua lại những cổ phiếu đã căn bán chốt lời tại vùng 1.249 điểm vừa qua.

Duy trì tỷ trọng danh mục ở ngưỡng 60-70%

Chứng khoán Vietcombank (VCBS)

Hiện tại VN-Index vẫn đang duy trì đi ngang tích lũy ở vùng kháng cự 1240 với việc áp lực bán gia tăng nhưng chưa quá lớn cùng với sự nâng đỡ của nhóm bluechip giúp giảm thiểu những rủi ro điều chỉnh rung lắc mạnh.

Chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư tiếp tục duy trì tỷ trọng danh mục ở ngưỡng 60-70%. Bên cạnh đó, có tận dụng nhịp rung lắc để giải ngân ở những mã đang có tín hiệu bật tăng từ vùng đáy sâu, với sự gia tăng trở lại của dòng tiền ở các nhóm ngành như ngân hàng, công nghệ, bán lẻ.

Chờ nhịp điều chỉnh để mở lại một phần vị thế ngắn hạn

Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV)

Chỉ số VN-Index kết thúc nhịp điều chỉnh sớm hơn dự kiến, hình thành mẫu nến tăng điểm tích cực, xác nhận vượt đường MA20 trên khung ngày thành công. Trên khung tuần, chỉ số cũng đồng thời có tín hiệu xác nhận cho mẫu nến đảo chiều của tuần trước và điều này đủ để thiết lập lại xu hướng tăng trong ngắn hạn.

Mặc dù sau nhịp hồi phục khá dốc từ đáy ngắn hạn, VN-Index vẫn có rủi ro gặp phải áp lực điều chỉnh tại quanh vùng kháng cự gần 1.25x điểm, nhưng chỉ số được kỳ vọng sẽ lấy lại cân bằng và hướng lên vùng kháng cự kế tiếp sau đó.

Ngoài các vị thế nắm giữ trung hạn, nhà đầu tư có thể chờ nhịp điều chỉnh để mở lại một phần vị thế ngắn hạn khi chỉ số hoặc các mã cổ phiếu mục tiêu lùi về các mốc hỗ trợ gần.

Nhận định thị trường của các công ty chứng khoán được Thuonggia trích dẫn nguyên văn chỉ có giá trị như một nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán có thể có những xung đột lợi ích đối với các nhà đầu tư khi đưa ra nhận định.

Xem thêm

“Bắt mạch” cổ phiếu ngành điện

“Bắt mạch” cổ phiếu ngành điện

Ngành điện Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh nhờ nhu cầu điện tăng 10-11%, phát triển năng lượng tái tạo và dự án LNG Nhơn Trạch 3. Chính sách hỗ trợ và mở rộng hạ tầng giúp doanh nghiệp điện lực như PV Power, PC1, REE, QTP hưởng lợi, mở ra cơ hội đầu tư hấp dẫn....

Doanh nghiệp bất động sản gian nan “về đích” lợi nhuận năm

Doanh nghiệp bất động sản gian nan “về đích” lợi nhuận năm

Doanh thu và lợi nhuận 9 tháng năm 2024 của các chủ đầu tư mà VIS Rating theo dõi đã giảm lần lượt 20% và 43% so với cùng kỳ năm ngoái do lượng bàn giao giảm từ doanh số bán hàng yếu năm 2023. Do đó, các chuyên gia cho rằng hơn 60% chủ đầu tư sẽ không hoàn thành kế hoạch lợi nhuận cả năm 2024..

PNJ bảo lãnh khoản vay 500 tỷ đồng cho 2 công ty con

PNJ bảo lãnh khoản vay 500 tỷ đồng cho 2 công ty con

Hội đồng quản trị PNJ quyết định bảo lãnh cho Công ty TNHH MTV Chế tác và kinh doanh trang sức PNJ và Công ty TNHH MTV Thời trang CAO vay vốn tại ngân hàng với hạn mức lần lượt 400 tỷ đồng và 100 tỷ đồng...

Có thể bạn quan tâm

Ông Đoàn Quốc Huy đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn BIM

Ông Đoàn Quốc Huy trở thành Chủ tịch kiêm CEO BIM Group

Trước khi gia nhập BIM Group, ông Huy đã hoàn thành chương trình Thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA) tại Đại học Stanford. Ông cũng từng được đào tạo chuyên sâu về Quản lý xây dựng và Khởi nghiệp tại Đại học Southern California (USC)...

Doanh nghiệp phân bón kỳ vọng hưởng lợi lớn nhờ áp thuế VAT 5%

Doanh nghiệp phân bón kỳ vọng hưởng lợi lớn nhờ áp thuế VAT 5%

Sang năm 2025, sự phục hồi giá urê và biên lợi nhuận dự kiến tiếp tục, nhưng với tốc độ hạn chế. Nếu áp dụng thuế VAT 5%, lợi nhuận của DPM và DCM sẽ tăng thêm lần lượt 259 tỷ đồng và 200 tỷ đồng, đẩy tăng trưởng lợi nhuận lên 50% và 29% so với cùng kỳ năm trước...

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Nhiều doanh nghiệp đang sở hữu lượng tiền mặt khổng lồ lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Điều này giúp họ thu về khoản lãi tiền gửi lớn, con số tương đương với lợi nhuận ròng cả năm mà nhiều doanh nghiệp khác phải nỗ lực đạt được...