Ngụp lặn trong khó khăn, Gạo Trung An giải thể hai công ty con

Sau khi cơ cấu lại, Gạo Trung An chỉ còn 1 công ty con là Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An Kiên Giang.

Ngụp lặn trong khó khăn, Gạo Trung An giải thể hai công ty con

Mới đây, Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (Gạo Trung An, mã chứng khoán: TAR) đã ra nghị quyết về việc giải thể công ty con để sắp xếp lại cơ cấu tổ chức.

Theo đó, Trung An đã quyết định giải thể hai công ty con gồm: Công ty TNHH MTV Xuất khẩu gạo Trung An (trụ sở đường Nguyễn Trọng Quyền, khu vực Phụng Thạnh 2, phường Trung Kiên, quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ) và Công ty TNHH MTV Kinh doanh Bất động sản Trung An (trụ sở khu vực 6, phường Hưng Phú, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ).

Đây là 2 công ty con 100% vốn của Trung An, đều được thành lập ngày 20/5/2022. Vốn điều lệ của Xuất khẩu gạo Trung An là 20 tỷ đồng, còn Bất động sản Trung An là 10 tỷ đồng.

Hiện, ông Lê Trung Chí (sinh năm 1985) là Giám đốc kiêm Người đại diện pháp luật của Xuất khẩu gạo Trung An, còn ông Phạm Trần Thanh Tân (sinh năm 1991) là Giám đốc kiêm Người đại diện pháp luật của Bất động sản Trung An. Ông Tân chính là Người phụ trách quản trị công ty mẹ Trung An.

Sau khi giải thể 2 công ty con nói trên, Trung An còn duy nhất công ty con là Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An Kiên Giang - doanh nghiệp chuyên bán buôn gạo tại Kiên Giang, được thành lập năm 2016. Vốn điều lệ ban đầu là 42 tỷ đồng do Trung An góp 49%, sau 2 đợt tăng vốn, vốn điều lệ tăng lên 303 tỷ đồng, trong đó Trung An sở hữu hơn 67% vốn.

Ngoài ra, Trung An còn có 2 công ty liên kết là Công ty TNHH Novotech - Trung Hưng và Công ty TNHH Sản xuất Chế biến Kinh doanh Xuất khẩu gạo Việt Đức.

Báo cáo tài chính quý 3/2024 của Trung An cho thấy khoản đầu tư gốc ghi nhận vào 2 công ty liên kết lần lượt hơn 10 tỷ đồng, tương ứng 40% vốn Novotech - Trung Hưng và 4,7 tỷ đồng, tương ứng 39% vốn gạo Việt Đức.

Trung An hiện đang sa lầy trong khủng hoảng tài chính. Doanh thu thuần giảm 24% so với cùng kỳ, còn 729 tỷ đồng, trong khi lợi nhuận gộp sụt giảm mạnh 51%, chỉ đạt 23,7 tỷ đồng.

Nguyên nhân chủ yếu đến từ chi phí tài chính tăng 21%, đạt 35 tỷ đồng, do lãi vay tăng cao. Điều này dẫn đến lợi nhuận sau thuế của công ty ghi nhận mức âm hơn 22 tỷ đồng.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, mặc dù doanh thu thuần đạt 3.908 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ, nhưng lợi nhuận gộp lại giảm 42%, chỉ còn 105 tỷ đồng. Do chi phí gia tăng, công ty báo lỗ 31 tỷ đồng sau thuế, trong khi cùng kỳ năm trước lãi 11,6 tỷ đồng.

Tính đến ngày 30/9/2024, tổng tài sản của Trung An đạt 2.930 tỷ đồng, giảm nhẹ so với đầu năm. Tuy nhiên, tiền mặt và các khoản tương đương tiền giảm mạnh, chỉ còn 1,7 tỷ đồng; khoản đầu tư giữ đến ngày đáo hạn tăng lên 128 tỷ đồng (đầu năm không ghi nhận); khoản trả trước cho người bán ngắn hạn tăng 95%, lên 1.109 tỷ đồng, nhưng phải thu ngắn hạn lại giảm tới 80%. Hàng tồn kho giảm mạnh 80%, còn 338 tỷ đồng.

Về nợ phải trả, công ty ghi nhận 1.704 tỷ đồng, giảm 7% so với đầu năm, chủ yếu là nợ vay ngắn hạn tăng 8%, lên 1.671 tỷ đồng.

Trước đó, ngày 21/5/2024, cổ phiếu TAR chính thức bị hủy niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) với phiên giao dịch cuối cùng vào ngày 20/5/2024 và giao dịch trở lại UPCoM ở diện hạn chế giao dịch (chỉ được giao dịch vào thứ Sáu hàng tuần) từ ngày 31/5/2024.

anh-chup-man-hinh-2024-11-28-luc-152625.png
Diễn biến thị giá cổ phiếu TAR trong thời gian qua

Lý do hủy niêm yết xuất phát từ việc tổ chức kiểm toán từ chối đưa ý kiến đối với Báo cáo tài chính năm 2023 của Trung An. Các vấn đề tồn đọng liên quan đến:

Chủ sở hữu của 15 triệu cổ phiếu trong đợt chào bán riêng lẻ năm 2021; Tính minh bạch trong hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu; Chênh lệch và tính xác thực của số liệu hàng tồn kho trị giá hơn 1.255 tỷ đồng trong báo cáo tài chính năm 2022.

Việc không kiểm kê được hàng tồn kho vào ngày 31/12/2023 cũng là nguyên nhân chính khiến tổ chức kiểm toán không thể xác nhận số liệu, với tổng giá trị hàng tồn kho tại công ty mẹ là 965,37 tỷ đồng và tại công ty con là 112,66 tỷ đồng.

Trước khi bị hủy niêm yết, cổ phiếu TAR đã trải qua các giai đoạn bị cảnh báo, kiểm soát và hạn chế giao dịch do chậm công bố báo cáo tài chính. Thời hoàng kim 2021-2022, giá cổ phiếu TAR có lúc vượt 40.000 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, thị giá TAR liên tục "đổ đèo" từ đầu tháng 9/2023 đến nay, hiện chỉ còn 4.600 đồng/cổ phiếu, giảm 45% từ đầu năm 2024.

Xem thêm

PNJ bảo lãnh khoản vay 500 tỷ đồng cho 2 công ty con

PNJ bảo lãnh khoản vay 500 tỷ đồng cho 2 công ty con

Hội đồng quản trị PNJ quyết định bảo lãnh cho Công ty TNHH MTV Chế tác và kinh doanh trang sức PNJ và Công ty TNHH MTV Thời trang CAO vay vốn tại ngân hàng với hạn mức lần lượt 400 tỷ đồng và 100 tỷ đồng...

Cổ phiếu KTT và TKG đối mặt nguy cơ hủy niêm yết

Cổ phiếu KTT và TKG đối mặt nguy cơ hủy niêm yết

Cả hai doanh nghiệp này đều vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin, trong khi TKG còn không hoàn thành nghĩa vụ tài chính với HNX. HNX yêu cầu KTT và TKG gửi văn bản phản hồi về vấn đề này trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày 26/11...

Ông Đoàn Quốc Huy đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn BIM

Ông Đoàn Quốc Huy trở thành Chủ tịch kiêm CEO BIM Group

Trước khi gia nhập BIM Group, ông Huy đã hoàn thành chương trình Thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA) tại Đại học Stanford. Ông cũng từng được đào tạo chuyên sâu về Quản lý xây dựng và Khởi nghiệp tại Đại học Southern California (USC)...

Có thể bạn quan tâm

Khu công nghiệp Becamex Bàu Bàng của BCM

Becamex IDC bị xử phạt do công bố thông tin sai

Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp – CTCP (Becamex IDC) bị phạt tiền 150 triệu đồng do công bố thông tin sai về tình hình sử dụng số tiền thu được từ đợt phát hành trái phiếu...

Chứng khoán Mỹ đột ngột đảo chiều, giá dầu tăng

Chứng khoán Mỹ đột ngột đảo chiều, giá dầu tăng

Phố Wall bất ngờ đảo chiều giảm điểm vào thứ Sáu, với cả ba chỉ số chính đều đóng cửa trong sắc đỏ. Nhóm cổ phiếu công nghệ và cổ phiếu tăng trưởng vốn hoá lớn - yếu tố chính thúc đẩy thị trường trong những phiên trước - cũng chịu ảnh hưởng…

Công ty chứng khoán gợi ý các chủ đề đầu tư tiềm năng năm 2025

Công ty chứng khoán gợi ý các chủ đề đầu tư tiềm năng năm 2025

Triển vọng chứng khoán Việt Nam 2025 đầy tiềm năng nhờ bất động sản hồi phục, đầu tư công tăng tốc, và các dự án dầu khí trọng điểm. BVSC khuyến nghị tập trung vào nhóm hạ tầng, khu công nghiệp, dầu khí, bất động sản và ngân hàng với định giá hấp dẫn, tạo cơ hội đầu tư sinh lời hiệu quả...

Chỉ số Dow Jones “ăn mừng” 5 phiên tăng liên tiếp

Chỉ số Dow Jones “ăn mừng” 5 phiên tăng liên tiếp

Chỉ số Dow Jones tăng điểm vào thứ Năm, kéo dài chuỗi 5 phiên tăng liên tiếp, dù cho khối lượng giao dịch thấp và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ ở mức cao gây áp lực lên một số cổ phiếu công nghệ lớn…

Sắc tím bao phủ nhóm đầu tư công

Sắc tím bao phủ nhóm đầu tư công

Nhóm cổ phiếu đầu tư công đồng loạt tăng mạnh trong phiên giao dịch ngày 25/12, trong đó nhiều mã trần như SMC, FCM, HVX, HHV, TV2, FCN, NO1, KSV, PLC, MTA, HBC, KCB...

“Ông già Noel” mang sắc xanh tới Phố Wall

“Ông già Noel” mang sắc xanh tới Phố Wall

Cả ba chỉ số chứng khoán Mỹ đều kết thúc phiên thứ Ba trong sắc xanh, với đà tăng trưởng của các cổ phiếu công nghệ lớn là động lực chính trong phiên giao dịch rút ngắn dịp Giáng sinh…