Vốn hóa giảm 70%, "vua thép" Hòa Phát có run sợ?

Kết thúc phiên giao dịch ngày 10/11, ông Trần Đình Long - người được mệnh danh là vua thép Hòa Phát không còn là tỷ phú đô la, khi vốn hóa thị trường công ty chỉ còn 70,358.91 tỷ đồng.

Sản xuất gặp khó...

Mặc dù, vốn hóa giảm mạnh nhưng dường như đó không phải là điều lo lắng quá lớn đối với vua thép Hòa Phát, do cơ cấu cổ phần của doanh nghiệp này khá cô đặc và ổn định.

Điều đáng lo ngại, là việc Hoà Phát ra thông báo đến các đối tác cung ứng về việc dừng hoạt động 4 lò cao. Bao gồm: 2 lò cao ở Hòa Phát Dung Quất và 2 lò cao ở Hòa Phát Hải Dương kể từ tháng 11/2022.

Ngoài việc dừng 4 lò trên, trong tháng 12 tới Hòa Phát sẽ dừng sản xuất thêm 1 lò cao tại Dung Quất. Tức là từ nay đến cuối năm, Hòa Phát Dung Quất có thể có 3 lò cao dừng hoạt động.

Động thái này được Hòa Phát nhận định là có tính sống còn đối với doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường đang rất khó khăn.

Hoà Phát
NHà máy Hòa Phát Dung Quất

Báo cáo tài chính quý III/2022 cho thấy rõ thực tế này, khi hàng tồn kho của các doanh nghiệp thép vẫn ở mức khá cao. Riêng hàng tồn kho của Hòa Phát trong quý II/2022 tăng lên 57.600 tỷ đồng từ mức 40.000 tỷ cuối quý I, giảm về 44.000 tỷ cuối quý III.

Quý III/2022, Tập đoàn Hoà Phát lỗ lịch sử 1.800 tỷ đồng, lớn nhất ngành thép. Doanh thu Hoà Phát đã liên tục đi xuống sau khi đạt đỉnh vào quý IV năm ngoái.

Cần lưu ý rằng, HPG lỗ chủ yếu bởi tỷ giá và chi phí gia tăng, xét doanh thu thì tương đối ổn định.

Về cơ cấu cổ phần, hiện nhóm cổ đông lớn và cổ đông nội bộ đang nắm giữ lượng khá lớn cổ phiếu HPG của Hoà Phát. Trong đó, chỉ tính riêng Chủ tịch Trần Đình Long, vợ ông Long (bà Vũ Thị Hiền) và con trai ông Long (Trần Vũ Minh) đã và đang nắm tới 2,033 tỷ cổ phiếu HPG (chiếm tỷ lệ 35%).

Ngoài ra là các thành viên trong HĐQT của Hòa Phát cùng vợ, con, em, chị dâu,... của các thành viên này. Một số quỹ đầu tư nước ngoài cũng nắm giữ cổ phiếu của Tập Đoàn Hoà Phát, trong đó lớn nhất là Dragon Capital với 444,6 triệu cổ phiếu, chiếm tỷ lệ 7,65%.

Chưa kể, hồi giữa tháng 6/2022, Hòa Phát đã phát hành thêm 1,34 triệu cổ phiếu HPG để trả cổ tức năm 2021 cho cổ đông tỷ lệ 35% và 5% bằng tiền mặt. Trong khi, ngay từ đầu năm 2022, cá nhân ông Long đã có dự báo về sự "thê thảm" của nhóm thép trong 3 quý cuối năm (sau chu kỳ đạt đỉnh).

Điều này có thể coi là "sự chống lại tính cung cầu của cổ phiếu". Nói cách khác, đà giảm giá của cổ phiếu HPG không làm các nhà đầu tư chủ chốt quá quan tâm và run sợ.

Theo đánh giá của giới đầu tư, trong cơn bão của tin đồn về các doanh nghiệp, doanh nhân trên thị trường chứng khoán, cá nhân Chủ tịch Hòa Phát - ông Trần Đình Long vẫn là gương mặt doanh nhân có uy tín. Khi luôn sở hữu nền tảng kinh doanh vững chắc, tài chính lành mạnh. 

Nhưng thị trường tăng trưởng

Tính đến hết ngày 30/9/2022, tổng tài sản của Hoà Phát là 183,8 nghìn tỷ đồng, vẫn tăng so với quý IV/2021. Tổng nợ là 85,7 nghìn tỷ, trong đó, nợ ngắn hạn chỉ 72,5 nghìn tỷ đồng.

Doanh nghiệp thép này cũng giữ vị trí quán quân của Top 10 doanh nghiệp nắm giữ nhiều tiền nhất Việt Nam hiện nay, với 38.900 tỷ đồng tiền và tương đương tiền (tương đương 1,6 tỷ USD).

Lượng tiền gửi kỳ hạn trên 3 tháng dưới 12 tháng của Hoà Phát tăng vọt so với đầu năm, từ 18.236 tỷ đồng lên 27.030 tỷ, tương đương tăng gần 8.800 tỷ. Số tiền này chiếm 68,5% tổng lượng tiền và tương đương tiền của Tập đoàn Hoà Phát vào thời điểm cuối quý.

Warren Buffett đã từng nói về cách chọn cổ phiếu như sau: "Tôi thường không nhìn vào giá trị thị trường trước. Tôi sẽ nhìn vào công việc kinh doanh trước rồi từ đó tự đưa ra nhận định về giá trị thực sự của công ty đó. Nếu mức giá thị trường thấp hơn nhiều so với những gì tôi nhận định, tôi sẽ mua công ty đó".

Quý III/2022, thép Hòa Phát đã lỗ gần 1.800 tỷ đồng. Nhưng ngược lại, thị phần của doanh nghiệp này lại được mở rộng suốt quý. Hòa Phát vẫn là nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam với công suất 8,5 triệu tấn/năm.

Thị phần thép xây dựng và ống thép của Hòa Phát giữ vị trí số 1, lần lượt chiếm 35.8% và 29.27%. Tôn Hòa Phát nằm trong Top 5 thị phần toàn quốc.

Từ quý III/2022 đến nay, sản lượng sản xuất và bán hàng của Tập đoàn Hoà Phát giảm mạnh do nhu cầu thị trường trong và ngoài nước đều yếu.

Nhưng thép HRC trong tháng 10 vẫn tăng trưởng so với tháng 9/2022 và tháng 10/2021. Nguyên nhân là do Tập đoàn vẫn có đơn hàng xuất khẩu sang thị trường Indonesia, Malaysia.

Lũy kế 10 tháng 2022, Tập đoàn này đã sản xuất 3,6 triệu tấn thép xây dựng, tăng 13%. Thép HRC là 2,3 triệu tấn, tăng lên 9%. Sản phẩm hạ nguồn HRC của Hòa Phát là ống thép đạt 634.000 tấn, tăng lên 11% so với cùng kỳ. Tôn mạ các loại đạt 276.000 tấn.

Trong 9 tháng đầu năm, Tập đoàn Hòa Phát đã sản xuất hơn 6 triệu tấn thép thô, tương đương cùng kỳ 2021. Sản lượng bán hàng các sản phẩm thép xây dựng, HRC và phôi thép đạt 5,7 triệu tấn, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2021. Thép xây dựng ghi nhận 3,4 triệu tấn sau 9 tháng, tăng mạnh lên 24%, trong đó thị trường xuất khẩu đóng góp hơn 1 triệu tấn, tương đương cả năm 2021.

Như vậy là, trong khi thị giá cổ phiếu giảm, thì lại là lúc tập đoàn Hòa Phát mở rộng thị phần và xuất khẩu. Và nếu như đà giảm giá không ảnh hưởng nhiều tới tập đoàn này, thì việc mở rộng thị phần, lại hứa hẹn nhiều thuận lợi trong tương lai, khi thị trường hồi phục.

Xem thêm

Quảng Ngãi tiếp tục gỡ vướng cho “siêu dự án” Hoà Phát Dung Quất 2

Quảng Ngãi tiếp tục gỡ vướng cho “siêu dự án” Hoà Phát Dung Quất 2

Trước đó, Công ty Cổ phần thép Hòa Phát Dung Quất đã đề nghị tỉnh Quảng Ngãi giải quyết dứt điểm các vướng mắc kéo dài; đẩy nhanh trả tiền bồi thường mặt bằng, hỗ trợ giải phóng mặt bằng dự án thép Hòa Phát Dung Quất 2, dự án cấp nước thô và một số vấn đề khác liên quan.
Hoà Phát rớt hạng, khi nào trở lại?

Hoà Phát rớt hạng, khi nào trở lại?

Cập nhật đến 12h30', ngày hôm nay (6/10), Hòa Phát (HPG) tiếp tục giảm xuống chỉ còn 18,400 đồng/cp, vốn hoá tương ứng còn khoảng 133,740 tỷ đồng. Con số này đã khiến Tập đoàn Hoà Phát rớt xuống vị trí cuối cùng trong top 10 doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất sàn chứng khoán.
Hoà Phát lỗ gần 1.800 tỷ đồng quý III

Hoà Phát lỗ gần 1.800 tỷ đồng quý III

Đây là lần đầu tiên sau 13 năm Hòa Phát ghi nhận lợi nhuận sau thuế quý III âm. Luỹ kế 9 tháng đầu năm, lợi nhuận của Hoà Phát vẫn hơn 10.440 tỷ đồng.

Có thể bạn quan tâm

Doanh nghiệp đồng hành cùng Gala Doanh nhân Thăng Long 2024

VNPTEVNHanelDaewooDu lịch Hà NộiEurowindowGeleximcoHandicoHà Nội groupHaproMay 10May Hồ GươmQuân Đức Thảo dượcROXSâm Ngọc LinhThi SơnThuỷ TạUDICViệt Mỹ