Vốn hoá Hoà Phát bốc hơi mạnh, ông Trần Đình Long mất ngôi tỷ phú đô la

Theo số liệu thời gian thực của Forbes, sáng hôm nay (10/11), ông Trần Đình Long không còn là tỷ phú đô la, do tài sản đã giảm xuống dưới 1 tỷ USD.

Ông Trần Đình Long -  Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Hoà Phát (HPG) rời danh sách tỷ phú đô la của Việt Nam. Trong bối cảnh cổ phiếu Hòa Phát liên tục bị bán tháo trên sàn chứng khoán trong những ngày gần đây.

Cập nhật tới 11h30', cổ phiếu HPG đang giảm khoảng 6,15%, giao dịch ở mức 12.200 đồng/cổ phiếu. Với mức giá này, vốn hóa thị trường Hòa Phát chỉ còn 97,688.40 tỷ đồng.

ông Trần Đình Long
Với việc ông Trần Đình Long không còn là tỷ phú đô la thì Việt Nam chỉ còn 6 tỷ phú USD.

Được biết, đây không phải là lần đầu tiên tài sản ông Trần Đình Long giảm xuống dưới 1 tỷ USD. Tháng 3/2018, ông Long vào danh sách tỷ phú, nhưng đến tháng 12/2018 bị loại khỏi danh sách, cũng do giá cổ phiếu HPG giảm sâu.

Nguyên nhân là do, thời điểm đó triển vọng mảng tôn mạ và ống thép không khả quan như dự kiến. Trong khi, tăng trưởng ống thép có dấu hiệu chậm lại.

Thời điểm hiện tại, tình hình kinh doanh của Hòa Phát còn khó khăn hơn khi công ty vừa báo lỗ gần 1.800 tỷ đồng quý III/2022 và phải xem xét đóng 4 lò cao để giảm sản lượng. Quý IV/2022, dự báo Hoà Phát sẽ tiếp tục bị lỗ do tình hình thị trường không mấy khả quan.

Với việc ông Trần Đình Long không còn là tỷ phú đô la thì Việt Nam chỉ còn 6 tỷ phú USD. Bao gồm ông Phạm Nhật Vượng (3,9 tỷ USD), bà Nguyễn Thị Phương Thảo (2 tỷ USD), ông Trần Bá Dương (1,4 tỷ USD), ông Hồ Hùng Anh (1,4 tỷ USD), ông Nguyễn Đăng Quang (1,3 tỷ USD) và ông Bùi Thành Nhơn (1,1 tỷ USD).

Tính từ đầu năm đến nay, tổng tài sản của 7 tỷ phú Việt Nam đã giảm 9,2 tỷ USD, từ 21,2 tỷ USD xuống chỉ còn dưới 12 tỷ USD.

Đáng chú ý, tài sản của ông Bùi Thành Nhơn cũng đang giảm mạnh khi cổ phiếu Novaland liên tục giảm sàn 5 phiên liên tiếp, tương ứng mất gần 40% giá trị. Như vậy, nếu NVL tiếp tục bị bán tháo, ông Bùi Thành Nhơn có thể cũng sẽ rớt khỏi danh sách tỷ phú trong ít tuần tới.

Xem thêm

Quảng Ngãi tiếp tục gỡ vướng cho “siêu dự án” Hoà Phát Dung Quất 2

Quảng Ngãi tiếp tục gỡ vướng cho “siêu dự án” Hoà Phát Dung Quất 2

Trước đó, Công ty Cổ phần thép Hòa Phát Dung Quất đã đề nghị tỉnh Quảng Ngãi giải quyết dứt điểm các vướng mắc kéo dài; đẩy nhanh trả tiền bồi thường mặt bằng, hỗ trợ giải phóng mặt bằng dự án thép Hòa Phát Dung Quất 2, dự án cấp nước thô và một số vấn đề khác liên quan.
Hoà Phát rớt hạng, khi nào trở lại?

Hoà Phát rớt hạng, khi nào trở lại?

Cập nhật đến 12h30', ngày hôm nay (6/10), Hòa Phát (HPG) tiếp tục giảm xuống chỉ còn 18,400 đồng/cp, vốn hoá tương ứng còn khoảng 133,740 tỷ đồng. Con số này đã khiến Tập đoàn Hoà Phát rớt xuống vị trí cuối cùng trong top 10 doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất sàn chứng khoán.
Hoà Phát lỗ gần 1.800 tỷ đồng quý III

Hoà Phát lỗ gần 1.800 tỷ đồng quý III

Đây là lần đầu tiên sau 13 năm Hòa Phát ghi nhận lợi nhuận sau thuế quý III âm. Luỹ kế 9 tháng đầu năm, lợi nhuận của Hoà Phát vẫn hơn 10.440 tỷ đồng.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...